8 câu hỏi cần hỏi nhà môi giới Bất động sản khi bán BĐS

8 câu hỏi cần hỏi nhà môi giới Bất động sản khi bán BĐS 

Mẹ tôi là một nhà đầu tư bất động sản, sau khi bà qua đời tôi được giao quản lý và bán 15 bất động sản của bà để lại. Đây là bài viết đầu tiên của tôi trong seri các bài viết mà tôi sẽ chia sẻ dần các bài học mà tôi đã học được từ việc bán 11 trong số 15 bất động sản nói trên, trong 11 tháng.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ việc tôi lựa chọn nhà môi giới bất động sản từ danh sách có sẵn như thế nào? Thường thì mẹ tôi đã có các mối quan hệ rất chất lượng với một vài nhà môi giới chuyên nghiệp và biến chúng thành các lựa chọn hàng đầu.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ việc tôi lựa chọn nhà môi giới bất động sản từ danh sách có sẵn như thế nào? Thường thì mẹ tôi đã có các mối quan hệ rất chất lượng với một vài nhà môi giới chuyên nghiệp và biến chúng thành các lựa chọn hàng đầu. Nhưng với tôi, hầu như tôi lại làm theo một cách khác. Thông thường, tôi lập một danh sách các “ứng viên” môi giới bất động sản thông qua các sự giới thiệu có uy tín từ các mối quan hệ của tôi. Đôi khi, tôi cũng nhận được những sự giới thiệu có ích từ bên quản lý tài sản hay cho thuê bất động sản (là những người nắm rõ nhất về sự chuyển dịch các bất động sản trong khu vực tôi quan tâm). Và, tôi luôn nói chuyện với ít nhất 3 nhà môi giới cho mỗi một tài sản cần bán.
Dưới đây là các câu hỏi mà tôi đã thường hỏi trong các cuộc nói chuyện với họ:
1. Anh/Chị có thể mô tả một vài giao dịch tương tự như giao dịch này không? Ví dụ khi muốn bán một mảnh đất rộng, hay vài quả đồi để làm khu nghỉ dưỡng nhỏ hay nhà vườn ở ngoại ô, tôi sẽ hỏi họ về các giao dịch tương tự không chỉ để nắm được các yêu cầu pháp lý đối với giao dịch đó, thời gian tiến hành bao lâu, cơ quan nào cấp phép hoặc phê duyệt,…mà còn đánh giá xem họ có thực sự rành rõ về giao dịch như thế hay không?!
2. Thời điểm này là thời điểm tốt hơn hay tệ hơn để bán? Tức là có tính mùa vụ hay không trên thị trường mà có thể ảnh hưởng tới giá bán tài sản đó.
3. Anh/Chị có thể mô tả nhóm người mua có thể sẽ thực sự quan tâm đến và có khả năng mua tài sản này? Đây thực chất là hoạt động marketing thông thường để xác định ai là khách hàng mục tiêu của bạn và bạn cần biết điều họ thực sự mong muốn, đôi khi còn là những điều họ thực sự quan ngại là gì trước khi quyết định có bỏ tiền để mua bất động sản mà bạn đang bán không? 
4. Anh/Chị sẽ tiến hành những bước nào (làm những gì) để đưa bất động sản tôi định bán ra thị trường? Và Anh/Chị có chắc chắn rằng các khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận được thông tin rao bán này của tôi? Thực ra, tôi hiếm khi quan tâm đến câu trả lời này của họ. Dù cho họ có nói gì, rõ ràng các nhà môi giới bất động sản đều phụ thuộc khá nhiều vào các công cụ truyền thông điện tử. Tôi cũng từng gặp một số nhà môi giới giỏi về mảng này hơn những người khác, đó là một thế mạnh lớn, và sẽ là rất tốt nếu nhà môi giới đó rành rõ về xu hướng thị trường và áp dụng được chúng vào quá trình bán bất động sản mà tôi muốn.
5. Anh/Chị gợi ý tôi cần chuẩn bị những gì để bán bất động sản này? Anh/Chị sẽ hỗ trợ tôi hoàn thành các việc đó chứ?
6. Mức phí hoa hồng là bao nhiêu và những dịch vụ nào mà Anh/Chị sẽ tính vào trong mức hoa hồng đó? Lưu ý rằng mức hoa hồng là hoàn toàn thương lượng được. Và cũng cần lưu ý là chính nhà môi giới mà bạn đang làm việc, có thể họ sẽ phải chia sẻ hoa hồng mà bạn trả cho họ, với một nhà môi giới khác, nếu họ muốn đẩy nhanh tốc độ bán hay tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn.
7. Anh/Chị nghĩ rằng mức giá bán là bao nhiêu là phù hợp? Thực tế, tôi đã nhận ra rằng các câu trả lời cho câu hỏi này thực sự rất lý thú! Nó cho tôi thấy rất nhiều thứ từ việc nhà môi giới nhìn nhận và so sánh bất động sản tôi muốn bán với các bất động sản (cùng loại, cùng phân khúc cũng như ở các loại và phân khúc khác). Đôi khi, tôi nhận thấy rõ ràng rằng vài nhà môi giới cố tình đưa ra đề xuất mức giá thấp hơn giá thị trường đáng kể, nhằm có thể bán nhanh tài sản đó. Trong khi đó, vài nhà môi giới khác lại cố “giành dịch vụ” về tay họ – đưa ra mức giá đề xuất cao hơn thị trường – chỉ để tôi đồng ý giao dịch với họ; trong khi họ biết rõ không thể bán được với giá đó. Sau đó, họ sẽ dần rà đề nghị giảm dần giá tới mức giá thị trường. Như vậy, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để họ thuyết phục bạn giảm giá đúng không?
8. Cuối cùng, tôi thích làm việc với các nhà môi giới sử dụng email hơn là chỉ dùng các ứng dụng điện thoại và chat, do đó tôi luôn chắc chắn rằng người mà tôi làm việc hoàn toàn thường dùng email (không phải tất cả họ đều dùng!). Do đó, tôi thường yêu cầu họ tương tác với tôi qua emai sau cuộc nói chuyện, có thể là yêu cầu họ gửi phân tích thị trường chẳng hạn. Bằng cách này, những nhà môi giới không đủ kiến thức, hiểu biết về thị trường và đôi khi cả sự kiên trì nữa, cũng sẽ bị loại và bạn luôn chọn được người xứng đáng nhất.
Bài viết được dịch và bổ sung từ bài viết của Eric Goldman.
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích!
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *