Chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước hạn – người được bảo hiểm bị thiệt thòi

Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm khi thời hạn thực hiện hợp đồng bảo hiểm mới được dưới 2 năm: không được chi trả giá trị hoàn lại theo đúng quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm.
Thiệt hại về quyền lợi bảo vệ rủi ro:
Bảo hiểm nhân thọ là dài hạn nên dồn tích rủi ro theo nguyên tích tuổi càng cao thì rủi ro tử vong, tai nạn, đau ốm xảy ra với xác suất ngày càng lớn và mức độ nghiêm trọng (số tiền chi phí phải bỏ ra) càng nhiều. Điều này có nghĩa là thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm không được bảo hiểm các rủi ro trên vì chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong khi đó với thời gian còn lại này xác suất xảy ra rủi ro và mức độ thiệt hại lớn gấp bội lần thời gian đã được bảo hiểm vừa qua (xem bảng tỷ lệ tử vong Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 115/2013/TT.BTC ngày 20/8/2013)
Chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước hạn - người được bảo hiểm bị thiệt thòi, Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm khi thời hạn thực hiện hợp đồng bảo hiểm mới được dưới 2 năm: không được chi trả giá trị hoàn lại theo đúng quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Thông tư 115/2013/TT.BTC ngày 20/8/2013
Nếu thấy rủi ro cao muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ bằng hợp đồng bảo hiểm khác (sau khi chấm dứt hợp đồng cũ) thì chưa chắc đã được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm khi độ tuổi của người tham gia bảo hiểm đã nhiều, dễ mắc các bệnh về tim, mạch, hô hấp, tiêu hóa, xương khớp hoặc 1 số bệnh mãn tính, nan y khác khó qua được vòng kiểm tra sức khỏe của doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện nay những căn bệnh hiểm nghèo này đã sớm xuất hiện ở những người trẻ tuổi (độ tuổi 35-40) là điều đáng lưu ý.
Thiệt hại về bảo tức (với hợp đồng bảo hiểm có cam kết trả bảo tức)
Bảo hiểm nhân thọ là dài hạn nên phí bảo hiểm đóng vào sẽ dồn tích qua các năm: năm thứ hai gấp đôi năm thứ nhất, năm thứ ba gấp ba năm thứ nhất,… (theo cấp số cộng) vì vậy bảo tức thu được cũng tăng theo cấp số cộng của số năm đóng bảo hiểm. Giả sử 1 người tham gia bảo hiểm nhân thọ thời hạn 15 năm mỗi năm đóng phí bảo hiểm 20 triệu đồng, bảo tức 5%/năm ta có bảng như sau:
Như vậy nếu hết năm thứ 7 người tham gia bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thì chỉ được hưởng bảo tức là 28 triệu đồng trong khi đó 8 năm còn lại (từ năm thứ 8 đến năm thứ 15) bảo tức lên tới 92 triệu đồng (gấp 3,29 lần bảy năm đầu)
Nếu tham gia bảo hiểm thời gian càng dài thì cơ hội trả bảo tức chia thêm (do năm đó đầu tư có lãi cao hơn bảo tức) càng lớn.
Nếu tham gia bảo hiểm càng dài khi nền kinh tế càng phát triển ổn định mặc dù bảo tức cam kết lớn hơn lãi tiền gửi tiết kiệm (do nhu cầu giảm lãi vay ngân hàng) nhưng doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả đúng bảo tức cam kết, người tham gia bảo hiểm có lợi hơn.
Hãy ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho mình và người than với thời gian được bảo hiểm càng dài càng tốt
Thông thường 5-7 năm tình trạng sức khỏe của người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm không có biến động nhiều, nhưng thời gian càng dài càng đủ lớn để xác suất về ốm đau, tai nạn, thương tật thậm chí tử vong xảy ra đó sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Thời gian càng dài những biến động của kinh tế – xã hội sẽ xảy ra như công ăn, việc làm, giảm sút thu nhập.
Lưu ý quyền lợi khách hàng khi gặp khó khăn tài chính chưa đóng bảo hiểm đúng hạn
Những khó khăn về tài chính của người tham gia bảo hiểm chưa thể đóng phí bảo hiểm đúng hạn sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bằng 3 cách sau đây để khách hàng lựa chọn trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng:
– Gia hạn thời hạn đóng phí chậm tới 60 ngày
– Chi trả giá trị hoàn lại nếu khách hàng chấp thuận để phục vụ mục đích giải quyết những khó khăn tài chính của mình
– Trong vòng 2 năm kể từ khi không đóng đủ phí hợp đồng bảo hiểm tạm đình chỉ hiệu lực, nếu khách hàng có nhu cầu tiếp tục được bảo hiểm thì có thể tái tục lại hợp đồng đã ký (hợp đồng bị đình chỉ hiệu lực).
Nguồn: Phùng Đắc Lộc – Chuyên gia Bảo hiểm
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *