Hướng dẫn sử dụng cuốn Điều kiện hợp đồng FIDIC 1999

Hướng dẫn sử dụng cuốn Điều kiện hợp đồng FIDIC 1999 ngày 01/4/2013

Bài viết liên quan:
FIDIC là gì, các loại Hợp đồng FIDIC
Tại sao dùng hợp đồng FIDIC (nội dung tiếng Anh)?
Các điều khoản hợp đồng được FIDIC khuyến nghị sửa đổi

Bản ghi nhớ hướng dẫn này được đưa ra để làm rõ mục đích của FIDIC liên quan đến việc thi hành các quyết định của Bna phân xử tranh chấp (“Ban phân xử tranh chấp”) có tính chất rang buộc nhưng chưa phải là cuối cùng. Trường hợp không tuân thủ các quyết định này, thì có thể tham chiếu việc không tuân thủ đó đến mục trọng tài theo Khoản 20.6 [Trọng tài], mà không áp dụng tham chiếu Khoản 20.4 [Đạt được quyết định của Ban phân xử tranh chấp] và Khoản 20.5 [Hòa giải] cho việc này. Mục đích này đã được làm rõ trong Điều kiện Hợp đồng Thiết kế, thi công và Vận hành dự án năm 2008 (“Quyển sách màu vàng đồng”) trong Khoản 20.9 tương ứng.

Hướng dẫn sử dụng cuốn Điều kiện hợp đồng 1999, những thay đổi với Điều 20 về giải quyết tranh chấp của FIDIC, Điều kiện Hợp đồng xây dựng năm 1999 (“Quyển sách màu đỏ”), Điều kiện của hợp đồng Nhà máy và Thiết kế - xây dựng năm 1999 (“Quyển sách màu vàng”), và Điều kiện hợp đồng cho các dự án EPC/chìa khóa trao tay năm 1999 (“Quyển sách màu bạc”)

Để làm rõ mục đích của FIDIC, Bản ghi nhớ hướng dẫn này phản ảnh những thay đổi với Điều 20 về giải quyết tranh chấp của FIDIC và đặc biệt là Khoản 20.7 và tiếp theo là đối với Khoản 14.6 và 14.8 của Điều kiện Hợp đồng xây dựng năm 1999 (“Quyển sách màu đỏ”), Điều kiện của hợp đồng Nhà máy và Thiết kế – xây dựng năm 1999 (“Quyển sách màu vàng”), và Điều kiện hợp đồng cho các dự án EPC/chìa khóa trao tay năm 1999 (“Quyển sách màu bạc”). FIDIC khuyến nghị nên tuân thủ các hướng dẫn trong Bản ghi nhớ này khi sử dụng các quyển FIDIC màu Đỏ, màu Vàng và màu Bạc năm 1999.

Cơ sở của khuyến nghị:

Rất nhiều các phiên tòa xét xử nhận thấy rằng Điều 20 không rõ ràng về việc liệu một bên có thể bị ảnh hưởng bởi sự không tuân thủ quyết định của Ban phân xử tranh chấp có tính chất “rang buộc” và chưa phải là “cuối cùng” của bên khác và có rõ rang như trường hợp của quyết định “cuối cùng và rang buộc” trong Khoản 20.7 hay không. Quyết định của Ban phân xử tranh chấp là “ràng buộc” và chưa phải là “cuối cùng” khi một trong hai bên, trong vòng 28 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Ban phân xử tranh chấp, thông báo cho bên kia về sự không thỏa mãn của mình với quyết định của Ban phân xử tranh chấp.
Các phiên tòa xét xử quốc tế chưa thống nhất về việc liệu trong trường hợp không tuân thủ quyết định của Ban phân xử tranh chấp theo Điều 20 của Quyển sách màu đỏ, mà các quyết định đó “ràng buộc” nhưng chưa phải là “cuối cùng”, thì việc không tuân thủ đó có thể tham chiếu đến Điều khoản về trọng tài, mà không áp dụng Khoản 20.4 [Đạt được quyết định của Ban phân xử tranh chấp] và Khoản 20.5 [Hòa giải] cho việc này hay không. Vấn đề này cũng từng là chủ đề phán quyết của Tòa án tối cao Singapore ở PT Perusahaan Gas Negara (Persero) TBK v CRW Joint Operation (2010) SGHC 202 và Tòa án Phúc thẩm của Singapore có quyền bác bỏ đơn xin kháng cáo đó (2011) SGCA 33 (“Singapore Case”), trong đó xóa bỏ quyết định của ICC liên quan đến việc thực thi quyết định của Ban phân xử tranh chấp. 
Vấn đề tương tự cũng được áp dụng cho Điều 20 của Quyển sách màu vàng,  và Quyển sách màu Bạc, bởi cách diễn đạt các điều kiện của Điều này phần lớn là tương tự nhau.

Dưới đây là khuyến nghị của FIDIC:

Điều 20: 

a. Khoản 20.4 – Bổ sung nội dung dưới đây vào đoạn mới ở phần cuối:
Nếu quyết định của Ban phân xử tranh chấp yêu cầu một Bên thanh toán cho Bên kia, Ban phân xử tranh chấp có thể yêu cầu bên được thanh toán đảm bảo an toàn phù hợp liên quan đến khoản thanh toán này”.
b. Thay đổi toàn bộ Khoản 20.7 bằng nội dung sau:
“Trong trường hợp một Bên không tuân thủ bất kỳ quyết định nào của Ban phân xử tranh chấp, bất kể đó là quyết định rang buộc hay cuối cùng và rang buộc, thì Bên kia có thể, không làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác mà Bên đó có thể được hưởng, tham khảo việc không tuân thủ đó theo Khoản 20.6 [Trọng tài] để tóm tắt hoặc giải quyết, nếu phù hợp, Khoản 20.4 [Đạt được quyết định của Ban phân xử tranh chấp] và Khoản 20.5 [Hòa giải] không áp dụng cho việc này.

Xem thêm: Nội dung Khoản 20.7 khi chưa được thay đổi.

Điều 14: 

a. Khoản 14.6 – Bổ sung vào phần cuối của câu cuối trong đoạn đầu tiên:
; và sẽ bảo gồm bất kỳ khoản tiền nào đến hạn thanh toán cho hoặc từ Nhà thầu theo quyết định của Ban phân xử tranh chấp theo Khoản 20.4 [Đạt được quyết định của Bna phân xử tranh chấp]
b. Khoản 14.7 – mục b – bổ sung đoạn dưới đây trước chữ “và”: 
“bao gồm bất kỳ khoản tiền nào đến hạn thanh toán theo quy định của Ban phân xử tranh chấp trong đó có trong Chứng nhận thanh toán giữa kỳ” 

Xem thêm:
>> Và nhiều bài viết về Hợp đồng khác (Hợp đồng mua bán điệnHợp đồng vận chuyển hàng hóa…).
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *