Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thì trên internet đã tràn lan nhiều thông tin về việc Luật này có quá nhiều mâu thuẫn, và các đường link vào để đọc chi tiết không còn mở được (ngay cả đường link để xem toàn văn Luật này)
Sáng 12-6, Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với tỷ lệ 410/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 83,5%.
Luật xác định DNNVV bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người. Ngoài ra, các doanh nghiệp này phải đáp ứng một trong hai tiêu chí: tổng nguồn vốn không quá 100 tỉ đồng hoặc tổng doanh thu không quá 300 tỉ đồng.
Luật cũng quy định trong trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.
Theo Luật, DNNVV sẽ được hỗ trợ trong việc tiếp cận tín dụng; hỗ trợ về thuế, mặt bằng sản xuất, công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung, mở rộng thị trường, thông tin, tư vấn và pháp lý, phát triển nguồn nhân lực…
Bài viết đưa tin của Saigontimes vẫn có thể truy cập bình thường vào lúc 14: 15 ngày 12/6/2017
Luật Hỗ trợ DNNVV gồm 4 chương 35 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018.
Trước khi các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật trên, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật này.
Ông Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị không nên bình quân dàn đều giữa doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ với doanh nghiệp vừa vì có sự khác nhau rất lớn về năng lực và quy mô. Do vậy, hỗ trợ cần tập trung cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, bao gồm cả hộ kinh doanh với quy mô 10-20 tỉ đồng doanh thu và 20-30 lao động trở xuống.
“Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, định hướng của dự thảo Luật là hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Bên cạnh những hỗ trợ chung, dự thảo Luật đã có một số quy định hỗ trợ cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ. Các hỗ trợ cụ thể về thuế sẽ trình Quốc hội khi sửa đổi các luật thuế và dự kiến doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được áp dụng mức hỗ trợ thuế cao hơn”, ông Thanh nói.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát năm 2018
Sáng 12-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018 với tỷ lệ 436/439 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,8% tổng số đại biểu Quốc hội, theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội.
Tuy nhiên, sau đó trên trang thuvienphapluat.vn đã cập nhật lại tình trạng ở trạng thái: “Dự thảo 4” và “Đang cập nhật” như dưới đây:
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, về cơ bản, đại biểu Quốc hội tán thành với Tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, tập trung vào các nhóm nội dung chính là xem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan, chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát chuyên đề và xem xét việc thực hiện kiến nghị sau giám sát; đồng thời, nhất trí với dự kiến chi tiết các nội dung của chương trình.
Để bảo đảm tính khả thi của chương trình giám sát năm 2018, về giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chỉ giám sát 1 chuyên đề tại kỳ họp thứ 5, không tổ chức giám sát chuyên đề tại kỳ họp thứ 6 để tập trung cho các nội dung nêu trên. Đồng thời, bổ sung nội dung lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ đến Kỳ họp thứ 6 vào dự thảo Nghị quyết.
Về giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về lựa chọn chuyên đề giám sát. Đến buổi sáng ngày 1-6-2017, Tổng thư ký Quốc hội nhận được 396 phiếu trên tổng số 491 đại biểu Quốc hội khóa XIV; trong đó:
– Có 302/396 ý kiến (76,2%) tán thành giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
– Có 288/396 ý kiến (72,7%) tán thành giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế – xã hội;
– Có 171/396 ý kiến (43,1%) tán thành giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
– Có 72/396 ý kiến (18,1%) tán thành giám sát chuyên đề Việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Tiếp thu các đề nghị của đại biểu Quốc hội về nội dung giám sát không chỉ về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà nên rộng hơn, tương xứng với giám sát tối cao của Quốc hội là “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước”; đề nghị không đưa nội dung giám sát về trái phiếu Chính phủ trong năm 2018 hoặc để lui lại một thời gian. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, các ý kiến nêu trên là phù hợp, đề nghị Quốc hội tiến hành giám sát 1 chuyên đề tại kỳ họp thứ 5 với nội dung: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giai đoạn 2011-2016”. Các nội dung còn lại, đề nghị Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu để đưa vào chương trình giám sát và tổ chức giám sát, báo cáo kết quả với Quốc hội.
Trong thực tế, qua hoạt động giám sát, nhất là hoạt động chất vấn và lấy phiếu tín nhiệm, hoạt động điều hành của cơ quan thực thi pháp luật đã có chuyển biến rất tích cực, rõ nét; kết quả giám sát đã hỗ trợ rất tích cực cho hoạt động lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn đời sống kinh tế-xã hội luôn có sự biến động, bên cạnh những mặt được còn không ít vấn đề nảy sinh, hoạt động giám sát đòi hỏi phải được đổi mới và đẩy mạnh hơn nữa; do vậy, trong thời gian tới, yêu cầu trách nhiệm của cá nhân đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cao hơn thì mới đáp ứng được đòi hỏi đó.
Sau khi nghe trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018 và dự thảo Nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018 tại hội trường, các đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018 với tỷ lệ 436/439 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành chiếm 88,8% tổng số đại biểu Quốc hội.
Theo Nghị quyết, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo, tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giai đoạn 2011-2016. Tại kỳ họp thứ 6, bên cạnh việc xem xét các báo cáo thường niên, Quốc hội sẽ tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn theo Nghị quyết số 85/2014/QH13, ngày 28-11-2014 của Quốc hội.