Mục đích và nội dung của các Thư Ý Định khá đa dạng, tùy thuộc vào giao dịch giữa các bên liên quan. Về cơ bản, mỗi Thư bày tỏ ý định đại diện cho một mong muốn để tham gia vào một mối quan hệ kinh doanh. Thư nên phác thảo các quy tắc và kỳ vọng đối với các giao dịch trong tương lai, xác định và đánh giá lợi ích, và tuyên bố bất kỳ yếu tố ràng buộc hoặc không ràng buộc nào có thể phát sinh từ hoặc liên quan đến giao dịch đang được thương thảo và dự định sẽ tiến hành.
Người mua và người bán thường xuyên sử dụng Thư Ý Định để rà soát, tiên lượng các sự kiện và rủi ro có thể xảy ra, cũng như định ra các cam kết, dự liệu sẵn quyền và trách nhiệm từng bên trong quá trình tiến hành giao dịch, trước khi bất kỳ chi phí thực tế hoặc hợp đồng ràng buộc nào được thiết lập. Cần lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp đều bắt buộc phải lập Thư Ý Định. Một Thư Ý Định (còn gọi là Thư Tỏ Ý, Ý Định Thư) đặc biệt quan trọng trong giao dịch sáp nhập hoặc mua lại (M & A), vì nó cho phép tất cả các bên chuẩn bị và vận hành một cách chắc chắn rằng một thỏa thuận sắp xảy ra.
Thư Ý Định tiêu chuẩn
Một Thư Ý Định tiêu chuẩn cần xác định công ty hoặc các bên liên quan tham gia vào thỏa thuận kinh doanh tiềm năng. Nó phải cung cấp một khung thời gian để đưa ra các quyết định trong tương lai, bao gồm các ngày hết hạn thích hợp (là ngày mà đến thời hạn đó, nếu một/một vài điều kiện không thực hiện/đáp ứng được thì các bên sẽ ngừng giao dịch đó). Các điều khoản thanh toán phải được phác thảo. Trong một vài trường hợp được yêu cầu, các bên còn thỏa thuận về các nguồn luật được sử dụng để điều chỉnh thỏa thuận.
Các sự bảo đảm đặc biệt
Thư Ý Định nên bao gồm bất kỳ quyền hoặc nghĩa vụ có điều kiện gắn liền với giao dịch kinh doanh. Ví dụ, điều phổ biến trong các giao dịch M & A là gắn với điều khoản về quyền lợi của người làm công trong Thư Ý Định. Loại điều khoản này cung cấp một số hình thức bảo vệ cho nhân viên của công ty mục tiêu.
Khi một khi bảo đảm đặc biệt được đề cập trong các điều khoản, việc hợp đồng tương lai có được tiến hành và hoàn thành hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự thỏa mãn của bất kỳ điều kiện nào nêu trong đó. Nếu xét thấy cần thiết, cần phải mô tả càng chi tiết càng tốt về tiêu chí và cách thức đánh giá sự hài lòng/đáp ứng được hay không đáp ứng được của các điều kiện đó. Ví dụ, trong một giao dịch nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của một công ty trong nước để có quyền điều hành, khai thác quyền trồng rừng cho 200 ha rừng, việc công ty trong nước xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài đó mua lại một tỷ lệ nhất định cổ phần và tham gia hoạt động trồng rừng là rất quan trọng. Trường hợp này, nó sẽ được coi là một sự đảm bảo đặc biệt. Có nghĩa là, nếu công ty trong nước không đạt được sự chấp thuận đó, giao dịch mua cổ phần sẽ không được tiến hành. Và khi đưa vào Hợp đồng chính thức, điều này sẽ thuộc điều khoản Điều kiện tiên quyết (Condition Precedent).
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích!
Xem thêm:
@ Mẫu Thư Ý Định (Letter of Intent) tại đây;
@ Sự khác nhau giữa LOI và MOU, tại đây.
toẹt vời
Thật thú vị khi nhận được comment từ một người hài hước như bạn! Legal Team – ikienthuc.com