Phân tích Hợp đồng mua bán điện và năng lượng (PPA và EPA)

Các đặc tính chủ yếu của Hợp đồng mua bán điện và năng lượng (PPA và EPA)

Một hợp đồng mua bán Điện (PPA) phải đảm bảo luồng thanh toán cho một dự án Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT) hoặc một dự án nhượng quyền cho một nhà máy điện độc lập (Independent Power Plant – IPP). Đó là quan hệ giữa bên mua “người bán hàng” (thường là một cơ sở kinh doanh điện nhà nước) và một cơ sở sản xuất điện tư nhân. Hợp đồng PPA được nêu ra ở đây không phù hợp với giá điện được bán ra trên thị trường thế giới (tham khảo về Thị trường điện tự do tại đây). Bài viết này chỉ tập trung vào một nhà máy nhiệt điện cơ sở (vấn đề sẽ có chút khác biệt đối với nhà máy nhiệt điện công suất trung bình hoặc nhà máy nhiệt điện/ thủy điện công suất lớn).

Các đặc tính chủ yếu của Hợp đồng mua bán điện và năng lượng (PPA và EPA), hợp đồng mua bán điện, hợp đồng mua điện, hợp đồng PPA, hợp đồng EPA, PPA là gì, EPA là gì, hợp đồng PPA là gì, hợp đồng EPA là gì, các hợp đồng thường gặp ở lĩnh vực điện và năng lượng, hợp đồng mua bán điện PPA

Khi một cơ quan nhà nước sắp xếp cho một Công ty điện tư nhân xây dựng một nhà máy điện và bán điện cho cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước này thực chất đã tham gia vào hợp đồng mua điện PPA.
Hợp đồng mua bán điện PPA thường đóng vai trò là một hợp đồng BOT hoặc hợp đồng chuyển nhượng: bên cạnh các nghĩa vụ liên quan đến việc mua bán điện, hợp đồng PPA còn đưa ra các yêu cầu về thiết kế, sản lượng điện, quy trình vận hành và bảo dưỡng đối với một nhà máy điện.
Năng lực cung cấp điện: nhà sản suất điện đảm bảo luôn đáp ứng đủ sản lượng điện theo Hợp đồng và phân phối cho bên mua theo Hợp đồng PPA.
Biểu phí đối với công suất khả dụng và sản lượng điện: cơ chế tính phí trong Hợp đồng PPA nhìn chung là một hình thức sắp đặt mang tính chất thông qua: mức giá điện bao gồm khoản phí (phí khả dụng) để bù đắp các chi phí cố định của công ty cho dự án (bao gồm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty đối với dự án) cộng với mức phí biến đổi để bù đắp các chi phí biến đổi của Công ty đối với dự án. Mức phí khả dụng liên quan đến năng lực cung cấp của nhà máy điện và mức phí biến đổi được tính dựa trên sản lượng điện cung cấp. Bên mua luôn mong muốn được đảm bảo một nguồn cung dài hạn từ dự án và do đó mức phí khả dụng thường là mức thấp nhất có thể với điều kiện nhà máy vẫn cung cấp đủ sản lượng điện theo yêu cầu.
Bán hàng cho bên thứ ba: Khả năng bán điện cho bên thứ ba có thể giúp tăng năng lực tài chính của dự án và giảm nhẹ rủi ro cho bên mua như giảm mức phí phải trả hàng tháng cho bên mua. Sự linh hoạt này còn có lợi thế khác là, xét trong điều kiện dài hạn của hơp đồng PPA, nếu sau này thị trường được thả nổi thì hợp đồng PPA cũng không nhất thiết phải thay đổi hoàn toàn. Tuy nhiên, bên mua thường lo ngại về việc bán điện cho bên thứ ba bởi họ luôn muốn đảm bảo công suất điện phải luôn được duy trì tại mọi thời điểm. Do đó, trong Hợp đồng PPA có thể quy định khoảng thời gian cụ thể trong đó toàn bộ sản lượng điện từ nhà sản xuất sẽ được cung cấp cho bên mua điện. Trong Hợp đồng PPA cần phải có sự linh hoạt để đảm bảo khoảng thời gian cố định này sẽ không là trở ngại cho sự phát triển/ tự do hóa thị trường điện trong tương lai. Các điều khoản mang tính độc quyền trong các Hợp đồng PPA có thể sẽ tạo ra các thách thức cho sự phát triển của thị trường năng lượng.

Năng lực yếu kém và sự chậm trễ của nhà sản xuất điện: Hợp đồng PPA có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt hoặc yêu cầu nhà sản xuất điện phải bồi thường thiệt hại nếu nhà sản xuất điện không cung cấp điện như đã cam kết; cụ thể, nếu việc xây dựng dự án không hoàn thành đúng tiến độ hoặc không vận hành theo đúng yêu cầu khi hoàn thành. Các bên cho vay sẽ quan tâm để đảm bảo rằng các khoản thiệt hại sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đến tỷ lệ bảo hiểm nợ.
Điều kiện bất khả kháng hoặc bên mua vi phạm hợp đồng: nhà sản xuất điện thường không phải bồi thường thiệt hại đối với những chậm trễ gây ra bởi các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát.
Cơ chế kiểm tra: Cơ chế kiểm tra cần phải đảm bảo khách quan, và được thiết kế phù hợp với từng mức độ công suất và năng lực cung cấp điện theo hợp đồng, đáng tin cậy và tốt nhất là phải được chứng nhận bởi một nhân sự kỹ thuật độc lập.
Vận hành dư án: Các sự kiện, vấn đề trong quá trình vận hành dự án cần được lên kế hoạch một cách cụ thể, bao gồm việc vận hành, bảo dưỡng, xử lý các tình huống khẩn và việc duy trì, thống kê, quản lý các người dung và lịch sử tiêu thụ điện. 

Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *