10 vấn đề cơ bản cần biết về hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

10 vấn đề cơ bản cần biết về hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 

Hoạt động ngân hàng được ví như một xương sống hoặc huyết mạch của nền kinh tế, không chỉ là kênh phân phối tiền (vì chức năng này thì hoạt động bảo hiểm thương mại và chứng khoán cũng có), mà còn đóng góp vai trò không thể thiếu trong việc thực hiện nhiều kế hoạch, giao dịch quan trọng của các chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm việc tạo lập tổ chức kinh tế, thực hiện các giao dịch góp vốn, mua bán chuyển nhượng, thực hiện dự án, … không thể kể xiết.

hoạt động ngân hàng, ngân hàng thương mại là gì, giao dịch đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo, phân loại nợ, xử lý nợ xấu, phát mại tài sản, vay nước ngoài, tranh chấp ngân hàng, tranh chấp trong hoạt động ngân hàng


Hiểu được các vấn đề cơ bản của hoạt động ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, bao gồm các văn bản pháp lý điều chỉnh liên quan là chìa khóa để các chủ thể trong nền kinh tế có thể tự tin hơn trong các hoạt động hay giao dịch mà mình tham gia hoặc là một thành phần trong đó.
Dưới đây, Legal Team – ikienthuc.com chia sẻ cụ thể hơn với lưu ý rằng trong mối tương quan giữa Ngân hàng thương mại – Khách hàng (KH doanh nghiệp/tổ chức hoặc KH cá nhân), thì các vấn đề cơ bản sẽ được xét trên khía cạnh từ góc nhìn của cả Ngân hàng và Khách hàng với đối tác của mình trong chính mối tương quan đó. Nói rõ hơn, không chỉ Khách hàng cần hiểu rõ về các quy định đối với Ngân hàng và hoạt động ngân hàng, mà với Ngân hàng cũng vậy, cần hiểu rõ về Khách hàng của mình (KYC – Know Your Customer).

Trong bài viết này, ikienthuc.com chỉ liệt kê tên các vấn đề hoặc vắn tắt nội dung cần chú ý, chi tiết hơn sẽ được nghiên cứu trao đổi sau.

1- Các loại Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật? Các tổ chức như thế nào có thể vay vốn từ Ngân hàng?
2- Giao dịch bảo đảm và các hình thức giao dịch bảo đảm?
3- Một số loại tài sản đảm bảo chính của Doanh nghiệp?
3.1 – Đất và Tài sản cố định/Nhà xưởng/tòa nhà;
3.2 – Tài sản lưu động (bao gồm tàu thủy và máy bay);
3.3 – Cổ phần/Cổ phiếu/Phần vốn góp và các khoản đầu tư;
3.4 – Quyền sở hữu trí tuệ;
3.5 – Tiền trong các tài khoản ngân hàng;
3.6 – Các khoản phải thu;
4. Ý nghĩa của việc phê duyệt nội bộ đối với các tài sản đảm bảo nói trên;
5- Đăng ký giao dịch đảm bảo và một số rắc rối thường gặp;
6 – Phân loại nợ và các vấn đề liên quan
7- Quyền phát mại tài sản, thứ tự ưu tiên trong nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp khi phá sản;
8 – Khoản vay nước ngoài, khấu trừ thuế và các vấn đề liên quan;
9- Luật điều chỉnh;
10 – Các tranh chấp ngân hàng thường gặp và phân tích một vài ví dụ.

Bạn đọc cùng chờ từng bài viết cụ thể cho từng vấn đề được nêu trên đây nhé. Các tài liệu, hoặc ý kiến trao đổi học thuật, xin vui lòng comment dưới cuối bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi tại phần “Để lại lời nhắn”.

ikienthuc.com – Legal Team

Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *