Nhân dịp Tết Đinh Dậu 2017, tác giả suy ngẫm về các cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và đầu tư nước ngoài trực tiếp nói riêng trong năm 2017.
Để xây dựng và nâng cao khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, một cách tự nhiên, chúng ta cần hiểu những lý do nào khiến nhà đầu tư nước ngoài mong muốn và sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam. Các khoản đầu tư của họ chỉ thực sự “chảy vào” Việt Nam khi họ nhận thấy Việt Nam gần như hoặc hoàn toàn phù hợp với hoặc đáp ứng được những mong đợi và/hoặc mang lại niềm tin của họ. Dưới đây là những vấn đề mà tác giả tin rằng nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm hoặc tìm kiếm khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
1. Môi trường đầu tư.
Có nhiều yếu tố tạo nên một môi trường đầu tư khá lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định, lãi suất tiền vay ở mức hợp lý, các quy định pháp luật đã và đang được điều chỉnh theo hướng có lợi hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn các doanh nghiệp nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng.
Gần đây, tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức thấp và ổn định, dao động ở mức 7%. Lãi suất tiền vay cũng dao động trong khoảng từ 10-14% thay vì 1/24% ở thời điểm khoảng 5 năm trước. Ở khía cạnh pháp lý, Luật đầu tư 2014 và Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được ban hành đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận việc đầu tư vào Việt Nam một cách linh hoạt và thuận tiện hơn.
2. Ổn định chính trị
Nhiều năm nay, Việt Nam được biết đến như một quốc gia có sự ổn định chính trị rất cao. Không có nội chiến, khủng bố và đại bộ phận lao động mong muốn được làm việc trong môi trường ổn định và đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, cùng lúc với việc phát triển sự ngiệp của họ. Hơn nữa, một đất nước ổn định chính trị sẽ có xu hướng ổn định trong việc ra các chính sách đối nội, đối ngoại và ổn định đối với hệ thống luật pháp chính là điều mà các nhà đầu tư khẳng định được lòng tin của họ khi đầu tư vào Việt Nam.
3.Tham vọng của Chính phủ
Theo ý kiến cá nhân tác giả, đây luôn là một câu hỏi lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài, những người dự định đầu tư vào Việt Nam. Một cách logic, tham vọng của Chính Phủ càng lớn thì những hành động của Chính phủ sẽ càng mạnh mẽ và quyết liệt. Có thể dễ dàng thấy rằng, dưới “Đế chế” hiện nay, với Solgan “Chính phủ kiến tạo” và nhiều hành động gần đây của Chính phủ, đã có ngày càng nhiều hoạt động, sự kiện hay sự chuyển mình tích cực đã được ghi nhận, như: các hoạt động của Thủ tướng tại Diễn đàn kinh tế thế giới gần đây, v.v…
4. Tính minh bạch của chế độ kinh kế-xã hội
Các nhà đầu tư ngoại cũng như trong nước có thể dễ dàng nhận ra những cải tiến trong những năm gần đây về thay đổi các thủ tục hành chính trong nhiều cấp quản lý, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, trong môi trường đầu tư, v.v… Một trong những cải tiến là các thủ tục này đã trở nên linh hoạt và tiết kiệm thời gian hơn trước. Định lượng vấn đề này, chúng ta có thể tìm đọc các số liệu thống kê về Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitive Indicator) để thấy rõ hơn bức tranh toàn cảnh cũng như so sánh giữa các tỉnh, nơi nhà đầu tư dự định vào.
5. Cân bằng giữa các cơ hội và thách thức
Điều cuối cùng một nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm xem xét liệu có đầu tư vào Việt Nam hay không là đánh giá các cơ hội và thách thức, bao gồm cả những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trước khi quyết định. Đó là câu chuyện của tương lai, và nhà đầu tư sẽ chứng kiến liệu những dự liệu của họ có trở thành sự thật hay không? Tin tốt là, theo quan điểm từ một số hãng luật và người hành nghề luật nhìn nhận và phản ánh, chúng ta có quyền thấy hạnh phúc và vinh dự khi ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu khả năng đầu tư vào Việt Nam, và họ đã hầu như thấy trước được thành công khi đầu tư vào đất nước này.
Anh Đỗ