Văn bản hợp nhất là gì? Những điều cần biết về văn bản hợp nhất?

Trong năm 2017, có 6 Văn bản hợp nhất (VBHN) được ký xác nhận và có hiệu lực, liên quan đến các lĩnh vực: (1) Hình sự, (2) Đấu thầu, (3) Thương mại, (4) Đầu tư, (5) Phí, lệ phí và (6) Tài nguyên nước.
Để hiểu rõ hơn thế nào là văn bản hợp nhất, VBHN có từ khi nào, Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất, áp dụng pháp luật và xử lý khi Văn bản hợp nhất có sai sót và những bất cập thường gặp, chúng tôi phân tích các nội dung dưới đây để bạn đọc tham khảo.

Những điều cần biết về văn bản hợp nhất, Trong năm 2017, có 6 Văn bản hợp nhất (VBHN) được ký xác nhận và có hiệu lực, liên quan đến các lĩnh vực: (1) Hình sự, (2) Đấu thầu, (3) Thương mại, (4) Đầu tư, (5) Phí, lệ phí và (6) Tài nguyên nước. Để hiểu rõ hơn thế nào là văn bản hợp nhất, VBHN có từ khi nào, Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất, áp dụng pháp luật và xử lý khi Văn bản hợp nhất có sai sót...

Văn bản hợp nhất gắn liền với việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý của VBHN

Pháp lệnh số: 01/2012/UBTVQH13 ngày 22/3/2012, có hiệu lực từ 01/7/2012 về Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.

2. Văn bản hợp nhất là gì?

Văn bản hợp nhất là thuật ngữ nói về văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Văn bản hợp nhất tập hợp các nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh hợp nhất văn bản văn bản quy phạm pháp luật 2012.

3. Giá trị pháp lý của văn bản hợp nhất được xác định như thế nào?

Theo quy định, văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Tuy nhiên, việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Bên cạnh đó, văn bản hợp nhất cũng không thuộc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật căn cứ theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Như vậy, có thể hiểu văn bản hợp nhất là một loại văn bản có giá trị sử dụng và tham khảo trong quá trình áp dụng, thi hành pháp luật, văn bản hợp nhất không làm thay đổi hiệu lực và giá trị pháp lý của các văn bản được hợp nhất.

4. Văn bản hợp nhất có sai sót thì xử lý như thế nào?

Sai sót làm nội dung văn bản hợp nhất khác với văn bản được hợp nhất: Áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất.
Nếu phát hiện sai sót trong văn bản hợp nhất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có sai sót gửi kiến nghị đến cơ quan thực hiện việc hợp nhất để kịp thời xử lý; trường hợp không xác định được cơ quan thực hiện việc hợp nhất thì gửi kiến nghị đến Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp thông báo ngay đến cơ quan có trách nhiệm xử lý sai sót.
Thời hạn xử lý kiến nghị: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan thực hiện việc hợp nhất phối hợp với cơ quan Công báo xử lý sai sót trong văn bản hợp nhất và thực hiện việc đính chính trên Công báo theo quy định của pháp luật về Công báo.
Lưu ý: Văn bản hợp nhất đã được xử lý sai sót phải được đăng trên Công báo điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan.

5. Những bất cập liên quan đến việc hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật?

Bất cập thứ nhất được thể hiện tại Khoản 2, Điều 3 của Pháp lệnh quy định việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Tuy nhiên, ở đây lại không đề cập gì đến ngày hiệu lực của văn bản hợp nhất (VBHN). Vậy ngày hiệu lực của VBHN là ngày nào, ngày có hiệu lực của văn bản được hợp nhất đầu tiên hay văn bản sau cùng, hoặc ngày ký xác thực VBHN… để làm ngày có hiệu lực của VBHN? Chính vì sự thiếu tính thống nhất nên hiện nay nhiều VBHN lấy ngày có hiệu lực không giống nhau
Bất cập thứ hai là tại Điều 4 của Pháp lệnh có quy định VBHN được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Tuy nhiên, tại khoản 1 điều 9 lại quy định “Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của VBHN khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất”. Với quy định này chắc chắn không ai dám sử dụng VBHN? Vì pháp luật bao giờ cũng mang tính định hướng hành vi của con người, nếu ai đó tin tưởng và áp dụng VBHN một cách tuyệt đối thì điều gì sẽ xảy ra với họ khi VBHN bị sai sót. Tất nhiên, khi đó người áp dụng phải gánh lấy rủi ro pháp lý chứ không phải ai khác.
Do đó, để loại trừ rủi ro pháp lý thì người dân sẽ không sử dụng VBHN/hoặc sử dụng chỉ mang tính tham khảo để có cái nhìn chung, mà sẽ áp dụng văn bản được hợp nhất.

Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *