Phân loại và trình tự đấu thầu quốc tế – International Tender

Đấu thầu quốc tế (International Tender)

1. Khái niệm đấu thầu:

Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (tức là người gọi thầu) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán (tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán sau đó người mua sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và có điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện đã nêu. Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sẵm và thi công các công trình của nhà nước, nhất là tại các nước đang phát triển.

* Xem thêm: Một số vấn đề cần chú ý về đấu thầu quốc tế

Phân loại và tiến hành đấu thầu quốc tế (international tender), các loại đấu thầu quốc tế, các giai đoạn triển khai đấu thầu quốc tế, đấu thầu quốc tế là gì, mẫu hợp đồng dùng cho đấu thầu quốc tế, tài liệu đấu thầu quốc tế, hướng dẫn về đấu thầu quốc tế
Hình mang tính minh họa

2. Các loại hình đấu thầu quốc tế:

a. Phân loại theo đối tượng đấu thầu:

+ Đấu thầu cung cấp hàng hoá
+ Đấu thầu cung cấp dịch vụ
+ Đấu thầu xây dựng công trình
+ Đấu thầu dự án

b. Phân loại theo lượng người tham gia:

+ Đấu thầu mở rộng (open tender)
+ Đấu thầu hạn chế (limited tender)
+ Chỉ định thầu (đấu thầu riêng lẻ)

c. Phân loại theo phương thức thực hiện:

c1. Đấu thầu 1 giai đoạn:

* Theo kiểu một phong bì, gồm:
Khi bóc phong bì phải xét kỹ điều kiện kỹ thuật và điều kiện giá cả, làm công tác này rất mất thời gian và tốn kém tiền bạc. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua bán hàng hoá và xây lắp.
* Theo kiểu hai phong bì: Là phương thức nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng phong bì hồ sơ riêng vào cùng thời điểm. Phong bì hồ sơ kỹ thuật sẽ được bóc để xem xét trước và đánh giá. Các nhà thầu đạt điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp phong bì hồ sơ thứ hai (đề xuất về giá) để đánh giá. Phương thức này thường được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn.

c2. Đấu thầu 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ, gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
* Giai đoạn 2: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
d. Nếu căn cứ hợp đồng có thể chia:
+ Hợp đồng khoán gọn: Không có điều chỉnh giá
+ Hợp đồng có điều chỉnh giá: Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố đầu vào để điều chỉnh.
+ Hợp đồng kiểu chìa khoá trao tay (turn – key): Theo hợp đồng loại này có thể trao tay toàn phần, có thể từng phần

3. Nguyên tắc và phương châm tiến hành:

Mỗi tổ chức quốc tế đều đề ra cho mình một nguyên tắc riêng về đấu thầu.
– Theo hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) thì đấu thầu phải:
+ Cạnh tranh với điều kiện ngang nhau, dữ liệu được cung cấp đầy đủ.
+ Đánh giá công bằng, trách nhiệm phân minh.
– Theo ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì:
+ Có nguồn gốc rõ ràng
+ Đạt tính kinh tế và tính hiệu quả
+ Các bên tham gia phải có đầy đủ cơ hội, công bằng và bình đẳng
– Tại Việt nam:
+ Công bằng và minh bạch
+ Chọn nhà thầu phù hợp đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án (quy chế đấu thầu 1999 của chính phủ)

4. Cách thức tiến hành:

Theo hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) tiến hành đấu thầu theo 03 giai đoạn.

a. Giai đoạn 1: Sơ tuyển 

Sơ tuyển áp dụng đối với đấu thầu mở rộng. Xác định các chỉ tiêu chủ yếu của công trình.
Thông báo cho những người có khả năng dự thầu, tuỳ theo loại hình đấu thầu mà thông báo trên các báo chí tập san hoặc gửi thư riêng đến các hãng kinh doanh, nhiệm vụ của ban tổ chức là chọn thời điểm và phương thức hợp lý sao cho những người dự thầu có đủ thời gian chuẩn bị và nghiên cứu mà không thể có đủ thời gian để liên kết với nhau để lũng đoạn giá.
Nội dung thông báo phải nêu rõ các yêu cầu của công trình và những địa chỉ liên hệ cần thiết. Trên cơ sở thông báo, người dự thầu phải làm.
– Đơn dự thầu: Kèm theo một loạt các văn bản có liên quan (văn bản tài chính cần thiết, văn bản chứng minh khả năng kỹ thuật – có bao nhiêu công trình sư, có bao nhiêu kỹ sư .v.v.)
– Các văn bản xác nhận uy tín
– Các giấy tờ chứng minh khả năng cung cấp vốn (nếu công trình xây dựng bằng vốn ODA phải có vốn đối ứng).
Luật Việt Nam quy định: Khi thực hiện công trình ở Việt Nam các nhà thầu nước ngoài phải liên doanh với một pháp nhân Việt Nam, do vậy cần phải có thêm các văn bản xác nhận liên doanh liên kết. Ngoài ra các nhà thầu phải có khả năng cung cấp 65% số vốn, do vậy phải có văn bản chứng minh khả năng tài chính.
Trên cơ sở các giấy tờ (hồ sơ) người gọi thầu sẽ tiến hành sơ tuyển. Những người dự thầu được mời đến dự sơ tuyển. Họ nhận được các tài liệu sơ tuyển để kê khai, và ban tổ chức (người gọi thầu) xem xét, phân tích các văn bản mà họ đã nộp và chọn người dự thầu. Đây là một công việc rất quan trọng, cần phải tiến hành thận trọng nếu chọn người không đúng rất dễ hỏng việc hoặc có những công trình kém chất lượng.
Sau khi sơ tuyển ban tổ chức lập short list và gọi mời những người trong short list đến dự thầu. Trên thế giới danh sách short list thường chỉ có 7-8 người, còn ở Việt Nam có khi có đến trên 30 người và chí có trường hợp lên đến 100 người.

b. Giai đoạn 2: Mời thầu

Giai đoạn này trước hết là phải xây dựng bản điều lệ đấu thầu (biding documents) trong đó nêu rõ những mặt hàng và dịch vụ là đốitượng đấu thầu.
+ Tiến hành làm hồ sơ mời thầu. Trong quá trình làm hồ sơ mời thầu có khi cần cả dịch vụ tư vấn để tư vấn về các vấn đề tài chính, kỹ thuật đây là một việc rất khó khăn và tốn kém.
+ Tiến hành cung cấp hồ sơ mời thầu cho những người trong danh sách. Hồ sơ được bán cho những dự thầu ở nước ngoài giá dao động từ 30 đến 50 USD, đây là khoản phí không hoàn lại. Nhưng ở Việt Nam giá này thường cao hơn rất nhiều do vậy các nhà thầu nước ngoài phản đối rất mạnh. Công việc chuẩn bị hồ sơ rất tốn kém, phải in ấn nhiều, phải khảo sát kỹ thuật v.v.
+ Tổ chức cho những người dự thầu đi thăm thực địa, nơi xây dựng công trình để họ tính toán cho việc thi công về sau.
+ Tiến hành giải đáp những thắc mắc của người dự thầu.
+ Thu nhận báo giá: Căn cứ vào đơn chào hàng cùng với giấy chứng nhận đặt cọc lần 1, thường thì có giá trị từ 1% đến 5%, nhưng ở Việt Nam lại quy định từ 1 đến 3%. Số tiền này phải trả lại cho người không trúng thầu. Tiền đặt cọc có thể quy định bằng một số tiền nhất định. Về nguyên tắc khi nhận giấy báo giá (offer) ban tổ chức phải giữ kín, kể cả tiền ký quỹ thầu (bid bond).
Vào ngày giờ đã định cuộc đấu thầu được khai mạc tại địa điểm quy định, với sự có mặt của những người dự thầu. Ban tổ chức lúc này mới được mở các phong bì công bố công khai nội dung các báo giá và yêu cầu người tham gia ký vào văn bản xác nhận. Ban tổ chức thường không công bố kết quả ngay mà công bố sau đó một thời gian.

c. Giai đoạn 3: Mở thầu

Giai đoạn này là giai đoạn đánh giá, lựa chọn người trúng thầu ký hợp đồng. Thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng. Đây là giai đoạn có nhiều phức tạp, các bên dự thầu chạy đua đưa ra các điều kiện ưu đãi cạnh tranh nhau, bằng mọi biện pháp để thắng thầu, họ không ngần ngại gì khi sử dụng các biện pháp tiêu cực.
Ban tổ chức phải so sánh và đánh giá các báo giá (bid valuation) để đánh giá người ta hay đưa về một cơ sở thống nhất. Ơ Việt Nam thường dùng thang điểm cho các phần, ví dụ: về phần giá được bao nhiêu điểm, về phần kỹ thuật được bao nhiêu điểm, thang điểm càng cao càng chính xác.
Lập hồ sơ xét thầu: Hồ sơ được đưa lên hội đồng xét thầu và thành phần hội đồng tuỳ theo công trình: Nguyên tắc lựa chọn:
+ Giá thấp
+ Chọn người có điểm cao nhất
+ Những người có điều kiện thuận lợi nhất.
Vấn đề này cũng rất phức tạp và có nhiều tiêu cực. Thông thường người cấp vốn là người thắng thầu.
Hội đồng chỉ công bố người thắng và không giải thích lý do không thắng. Ai có thắc mắc sẽ được tiếp riêng và được giả thích trực tiếp. Khả năng thắng thầu phụ thuộc rất nhiều yếu tố, kể cả những yếu tố tiêu cực.

5. Đàm phán ký kết hợp đồng:

Ngay sau khi thông báo kết quả đánh giá người trúng thầu ký kết hợp đồng với ban tổ chức và nộp tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng (performance bond), theo quy định của bản điều lệ. Những người không trúng lấy lại số tiền đã ký quỹ dự thầu.
Thường là ký các hợp đồng soạn sẵn (hợp đồng mẫu). Thông lệ Việt Nam và thế giới không giống nhau.
Việt nam: Có lệ mặc cả trong khi đàm phán ký kết hợp đồng cho nên trong khi báo giá họ hay nâng giá vì trong quá trình đàm phán có thể hạ được giá xuống, nhưng với nước ngoài thì giá trong chào hàng là không đổi, đàm phán chỉ để chi tiết hóa hoặc cụ thể hoá các công việc đã được đem ra đấu thầu.
Qua đàm phán xây dựng nội dung hợp đồng, và người thắng sẽ đặt cọc lần hai, như trên đã nói và giá trị của lần đặt cọc này từ 10 đến 15 % giá trị hợp đồng.
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *