THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI TÒA ÁN MỸ
Thủ tục tố tụng ở tòa án Mỹ cũng giống nhu thủ tục tố tụng Việt Nam, thường bắt đầu bằng một đơn kiện của bên nguyên đơn (hay là bản cáo trạng của bên công tố) gởi cho tòa án có thẩm quyền.
Mỗi tòa án Mỹ đều có bộ quy tắt riêng về thủ tục tố tụng (court rules and policy) dựa theo bộ thủ tục tố tụng chung của tiểu bang, liên bang thuộc thẩm quyền tài phán của mình, tuy nhiên, nhìn chung là có những nét tương đồng. Cụ thể, là khi nguyên đơn gởi đơn kiện cho tòa án, thì nguyên đơn cũng được yêu cầu phải gởi bản copy đơn kiện cho phía bị đơn theo những phương thức đã được tòa án công nhận, và phải xuất trình cho tòa án chứng cứ chính minh việc đã gởi copy đơn kiện cho bị đơn.
Theo thủ tục tố tụng phi hình sự tại Việt Nam, thì nguyên đơn không bắt buộc phải gởi copy đơn kiện cho bị đơn. Không biết hiện thời có thay đổi gì về nội dung này hay không?
Sau khi nhận copy đơn kiện, bị đơn phải có văn bản trả lời (đồng ý, phản bác) về những điểm nêu trong đơn kiện cho tòa án và cho nguyên đơn, thời hạn để bị đơn trả lời thông tường là 20 – 30 ngày. Trong trường hợp có khó khăn về thu thập thông tin, chứng cứ, thì bị đơn có thể xin tòa án gia hạn thêm.
Nếu bị đơn không có văn bản trả lời cho tòa án và cho nguyên đơn trong thời gian ấn định, thì bên nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án ra bản án, quyết định dựa trên đơn kiện và chứng cứ do nguyên đơn cung cấp mà không cần phải chờ đợi gì thêm phản hồi từ phía bị đơn, gọi là default judgment. Thông thường những default judgment là bất lợi cho phía bị đơn.
Trong trường hợp phía bị đơn có văn bản trả lời cho tòa án và nguyên đơn trong thời hạn ấn định, thì các bên bắt đầu bước vào giai đoạn thu thập thông tin, chứng cứ, gọi là discovery.
Ở giai đoạn discovery, các bên, thông thường là thông qua luật sư của mỗi bên, yêu cầu bên kia cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ cho “công lý” của mỗi bên.
Các bên có thể thu thập thông tin, tài liệu theo 02 phương thức, bao gồm đối chứng, gọi là deposition. Theo phương thức deposition, thường là các bên chọn trụ sở tòa án là địa điểm để thực hiện việc đối chứng. Phương thức thứ 2 là các bên thực hiện việc hỏi và trả lời bằng văn bản, gọi là interrogation. Theo phương thức này, các bên đơn giản chỉ việc gởi một danh sách (list) các câu hỏi, yêu cầu về thông tin, tài liệu cho kia, và bên kia có nghĩa vụ phải trả lời từng luận điểm (đồng ý, phản bác, hay im lặng).
Ở giai đoạn discovery này, các bên còn có thể lấy lời khai của nhân chứng (witneses), hay là kết luận về chuyên môn của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến vụ kiện, còn gọi là expert witnesses.
Kết thúc giai đoạn discovery là đến giai đoạn điều trần tiền xét xử, bao gồm pre-hearing và hearing. Trong giai đoạn này, thẩm phán sẽ chủ tọa một hay một số phiên điều trần giữa các bên để nghe vắn tắt, tóm lược về nội dung tranh chấp, yêu cầu của các bên. Trong phiên điều trần này, các bên có thể hòa giải, và nếu hòa giải thành, thì thẩm phán sẽ ban hành ngay quyết định hòa giải thành. Nếu các bên không thể đạt được thỏa thuận hòa giải, thì thẩm phán sẽ ấn định thời gian và địa điểm đưa vụ án ra xét xử.
Trước khi phiên tòa được mở, thẩm phán và luật sư các bên sẽ tham gia những buổi lựa chọn 09 bồi thẩm đoàn. Mình sẽ phân tích chi tiết các thức lựa chọn thành viên bồi thẩm đoàn trong bài viết sau.
Xét xử tại phiên tòa là giai đoạn để luật sư các bên tranh tụng, mà quan trọng nhất là việc thẩm vấn nguyên đơn, bị đơn, và nhân chứng. Phần này chính là giai đoạn để luật sư các bên “trổ tài so găng” nhằm chứng minh cho bồi thẩm đoàn thấy “cái lý” thuộc về thân chủ của mình. Giai đoạn tranh tụng tại tòa sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Phần giới thiệu (introductions)
Luật sư của các bên (thường mỗi bên có một số luật sư bảo vệ, gọi là counsel) sẽ giới thiệu thành phần counsel, thông tin cá nhân của các bên cho thẩm phán chủ tọa, bồi thầm đoàn.Luật sư phía nguyên đơn sẽ giới thiệu trước.
Bước 2: Phần tóm tắt nội dung tranh chấp (opening statements)
Luật sư bên nguyên đơn sẽ bắt đầu trước. Luật sư bên nguyên sẽ phát buổi vắn tắt các sự kiện, thời điểm, và lý do phát sinh tranh chấp phát sinh tranh chấp. Tiếp theo đó, luật sư bên bị đơn sẽ phát biểu tóm tắt về nội dung tranh chấp, thời điểm, lý do dẫn tới tranh chấp.
Bồi thẩm đoàn và luật sư của các bên sẽ chú ý kỹ nội dung phát biểu của các bên trong phần này để tìm ra những mâu thuẫn, những điểm khác biệt, những điểm còn thiếu trong nội dung tóm tắt của 2 bên.
Bước 3: Phần thẩm vấn (examination)
Kết thúc phần opening statements, tiếp theo là phần thẩm vấn. Phần này đặc biệt quan trọng đối với các bên. Trong phần này, luật sư các bên chủ yếu tập trung vào 02 vấn đề, là thẩm tra các lời khai, thông tin do các bên, nhân chứng cung cấp trước đó; và làm rõ những nội dung, tình tiết mới biết được trong phần opening statement, lời khai nhân chứng của bên kia.
Phần thẩm vấn này được phân chia ra các giai đoạn nhỏ để bồi thẩm đoàn có thể nắm bắt được vụ việc.
Trước hết là phần thẩm vấn trực tiếp, gọi là direct examination. Luật sư của bên nguyên đơn sẽ bắt đầu hỏi thân chủ và nhân chứng bên mình trước. Tiếp theo, luật sư bên bị đơn sẽ hỏi thân chủ và nhân chứng của bên bị.
Kế tiếp là phần thẩm vấn chéo, gọi là cross examination. Luật sư bên nguyên đơn sẽ hỏi bị đơn và nhân chứng bên bị đơn. Sau đó, đến phiên luật sư bên bị đơn sẽ hỏi nguyên đơn và nhân chứng bên nguyên đơn.
Các bên có thể thực hiện lại các giai đoạn trên đây, gọi là re-direct examination, và re-cross examination khi cần thiết để làm rõ hơn nội dung của vụ án.
Trong suốt quá trình thẩm vấn này, luật sư của mỗi bên có để yêu cầu thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra lệnh luật sư phía bên kia ngừng hỏi, hoặc tuyên một câu hỏi là không được công nhận bằng các kỹ thuật gọi là leading question, irrelevant question, expectation question… mình sẽ có bài phân tích chi tiết các kỹ thuật này trong bài viết sau.
Bước 4: Phần kết luận (closing statements)
Sau khi kết thúc phần thẩm vấn là chuyển sang phần kết luận, phiên tòa có thể tạm nghỉ giao lao từ 15 – 30 phút.
Luật sư của bên nguyên đơn sẽ phát biểu trước, dự trên những tình tiết trong các giai đoạn trước và các tình tiết mới phát hiện ra trong phần thẩm vấn, vắn tắt về những “cái lý” của bên nguyên đơn và những “cái đuối lý” của bên bị đơn. Tiếp theo, luật sư bên bị đơn sẽ trình bày vắn tắt những “cái lý” của bên bị và những “cái đuối lý” của bên nguyên.
Trong tất các các giai đoạn, các bên có thể đề nghị thẩm phán ra phán quyết sớm (default judgment, brief judgment), bãi bỏ vụ kiện (dismiss),… mình sẽ có bài viết nói rõ về các kỹ năng này sau.
Bước 5: Phần nghị án và tuyên án:
Các thành viên bồi thẩm đoàn, dựa trên chứng cứ, lý lẽ do các bên đưa ra để biểu quyết cho bên nào thắng bên này thua, cũng như những quyền lợi bên nguyên được hiện, các bên pháp khắc phục.
Thông thường, bồi thẩm đoàn luôn đạt được biểu quyết, gọi là verdict, vì có số lượng thành viên là số lẻ (9 thành viên). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bồi thẩm đoàn không đạt được biểu quyết, gọi là hung jury vì có 01 thành viên bỏ phiếu trắng, các thành viên còn lại bỏ phiếu biểu quyết chia đều cho 2 bên.
Trong suốt phiên tòa, bồi thẩm đoàn chỉ có trách nhiệm lắng nghe các bên trình bày luận điểm mà không tham gia vào việc thẩm vấn. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng vậy, chỉ đóng vai trò điều tiết, đảm bảo phiên tòa được diễn ra trong trật tự và tuân thủ thủ tục tố tụng. Thẩm phán không tham gia vào việc thẩm vấn trực tiếp, cũng như không biểu quyết việc thắng thua trong vụ kiện. Dựa trên biểu quyết của bồi thẩm đoàn, thẩm phán sẽ ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.
Một quyết định, bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực thi hành nếu các bên không kháng cáo. Nếu có kháng cáo trong thời hạn luật định thì vụ án sẽ bước sang giai đoạn phúc thẩm. Mình sẽ có bài phân tích về thủ tục phúc thẩm sau.
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích!