Điều gì thúc đẩy bạn – Động lực bên trong hay Động lực bên ngoài

Nội dung của bài này vẫn là giữa extrinsic và intrinsic motivation (khuyến khích động lực học tập từ bên ngoài và từ bên trong). Extrinsic motivation là những thứ như phần thưởng, là mục tiêu, là lợi ích mà cá nhân hướng đến để làm một việc gì đó. Ví dụ: em muốn đi du học, vì vậy bằng mọi giá, em phải cố gắng được IELTS 6.5 --> ở đây du học, và điểm IELTS đều chỉ là extrinsic motivation, khiến một học sinh chấp nhận vất vả trong một thời gian ngắn với môn tiếng Anh, nhưng chắc chắn, đến khi đạt được rồi, em sẽ không còn thiết học tiếng Anh nữa. Tương tự như thế, em muốn cưa đổ một cô gái thật xinh đẹp bởi em nghĩ chỉ có cô ấy mới “xứng tầm” với em, thế là em sẵn sàng làm đủ mọi việc kể cả “mất mặt” nhất, chỉ để chinh phục được người ta. Tuy nhiên, khi có được họ rồi, thì niềm vui cũng dần tan biến mất.
Intrinsic motivation là một cảm giác thôi thúc từ bên trong khiến em không ngừng quan tâm tới một ai/cái gì đó, bất kể điều kiện môi trường xung quanh có thay đổi thế nào. Ví dụ: em yêu tiếng Anh, em muốn thử sức mình với IELTS thì em thi, nhưng thi xong với kết quả như ý rồi, em vẫn tiếp tục lấy tiếng Anh ra "học"
Intrinsic motivation là một cảm giác thôi thúc từ bên trong khiến em không ngừng quan tâm tới một ai/cái gì đó, bất kể điều kiện môi trường xung quanh có thay đổi thế nào. Ví dụ: em yêu tiếng Anh, em muốn thử sức mình với IELTS thì em thi, nhưng thi xong với kết quả như ý rồi, em vẫn tiếp tục lấy tiếng Anh ra “học”. Ví dụ: em thích một cô gái, bình thường cô ấy tươi tắn xinh đẹp, em cảm thấy rất tự hào khi đi cùng; nhưng có hôm cô ấy suy sụp, tiều tuỵ, quần áo xộc xệch, đầu tóc bù xù, mặt mũi nhợt nhạt…, em vẫn không ngần ngại chở cô ấy đi chơi loanh quanh cho khuây khoả…
Nói cách khác, extrinsic motivation đến từ ánh nhìn của những người xung quanh: sự ngưỡng mộ của họ giúp cái “tôi” của em được ve vuốt, khiến em có động lực tiếp tục một CÔNG VIỆC. Intrinsic motivation đến từ nhu cầu của chính em: em cóc cần ai nhìn, chả quan trọng việc có được ai công nhận hay không, bởi chỉ riêng việc chú tâm vào cái em đang làm hay người em đang quan tâm mới là thứ mang tới cho em cảm giác HẠNH PHÚC thực sự.
Một điều tưởng như đương nhiên ai cũng biết: đó là chỉ có intrinsic motivation mới giúp kiến tạo thế giới, thúc đẩy sự phát triển, còn extrinsic thì chỉ dừng lại ở những cá thể đánh đổi cái gì đó để mang về lợi ích nhỏ nhoi cho bản thân mình.
Cái khó là hai loại motivation không có ý nghĩa triệt tiêu nhau, mà chỉ đơn giản là cùng tồn tại song hành, và thậm chí, người ta tin rằng vẫn có thể có chiếc cầu nào đó bắc giữa extrinsic và intrinsic: khi người ta chú tâm làm một việc đủ lâu, tự nhiên sẽ nảy sinh tình cảm. Vì vậy, cái khó của nghề giáo là làm sao xuất phát từ tác động bên ngoài (của mình) lên extrinsic, chúng ta xây được đường cầu từ đó sang thế giới bên trong của các em, từ đó khuấy lên những cảm giác của intrinsic motivation.
Bài viết này nhắc lại về ý nghĩa của intrinsic với quá trình học, và rằng bằng việc quá chú tâm vào kiểm tra, đánh giá, bằng các loại thi cử, chúng ta đã sai lầm ra sao khi chỉ chăm chắm vào extrinsic motivation, tạo ra những ẢO TƯỞNG về học tập, thay vì khơi dậy TÌNH YÊU với học tập trong trẻ.
Nói chung… chẳng có gì mới – mà sao nó vẫn thật “xa lạ” trong hoàn cảnh của ta?!
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích!
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *