3 lý do khiến người Việt thích học tiếng Anh hơn tiếng Việt

3 lý do khiến người Việt thích học tiếng Anh hơn tiếng Việt

Tiếp theo bài viết về chủ đề Việt ngữ hay Anh ngữ – cái nào quan trọng hơn, mời bạn đọc cùng tham khảo thêm 3 lý do khiến người Việt (người trẻ và trẻ em Việt) thích học tiếng Anh hơn tiếng Việt và ngày càng có xu hướng nghiên cứu các học liệu bằng tiếng Anh hơn.

3 lý do khiến người Việt (người trẻ và trẻ em Việt) thích học tiếng Anh hơn tiếng Việt và ngày càng có xu hướng nghiên cứu các học liệu bằng tiếng Anh hơn.

1. Sách tiếng Anh trình bày hấp dẫn, có phân loại sách phù hợp với trình độ đọc và lứa tuổi.

Trên bìa sách đều có ghi ví dụ Age 5-7, 6-8, PreK-K, Lexile bao nhiêu (thang đo phân loại trình độ đọc). Trẻ đọc sách tiếng Anh vừa có nội dung phù hợp với nhận thức, vừa có số lượng từ và chất lượng từ phù hợp với trình độ đọc. Điểm này sách tiếng Việt rất yếu, ra hiệu sách phụ huynh phải tự đọc mà lựa cuốn nào cho con mẫu giáo, cuốn nào cho con lớp 1-2, cuốn nào cho con đọc tốt hơn lớp 3,4,5, cuốn nào cho các bạn tuổi teen và trưởng thành. Có một danh sách các cuốn được giới thiệu cho thiếu nhi nhưng khi mua về con mình (lớp 2) đọc rất khó, như Dế mèn phiêu lưu ký, nội dung hay và phù hợp trẻ nhỏ nhưng có quá nhiều từ miêu tả con không biết, mà bản thân mình đọc sâu cũng không biết hết nghĩa của từ, đọc lướt thì được. Những tác phẩm hay kinh điển của các nhà văn Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đến cuối năm cấp 2, đầu cấp 3 mình mới đọc, nên lại không thể giới thiệu cho con học cấp 1 thấy cái hay của tiếng Việt.

2. Chính môn Tiếng Việt và Văn ở trường học cũng là nguyên nhân giết chết niềm đam mê đối với tiếng mẹ đẻ. 

Từ bé đến lớn thì văn mẫu không cho các con sáng tạo theo cách của mình. Tập làm văn thiên về cảm thụ, dùng những từ ngữ bay bổng hoa mỹ thay cho dạy các con lối hành văn khúc chiết, logic, dễ hiểu. Hồi bé (cấp 1, cấp 2) mình cũng được các cô giáo dạy văn đánh giá là học tốt mà đến cấp 3 thì văn ngày càng kém đi vì mất hứng thú học, ở lớp các bạn chép văn mẫu (gọi là văn giáo sư) điểm cao hơn mình tự viết. Đến khi đi làm rồi thì mới thấy những câu văn bay bổng kia không dùng vào đâu hết, không giúp ích gì được cho các bài báo cáo, tờ trình, hay lúc thuyết trình trước đồng nghiệp.

3. Về nội dung học thuật, sách tiếng Anh cũng tốt hơn rất nhiều. 

Nếu so sách giáo khoa VN với textbook của các bạn bản xứ thì một trời một vực. Tranh minh hoa màu đẹp, một grade của các bạn học lượng kiến thức tương đương ta mà sách ta tầm hơn 100 trang, thì sách của bạn cỡ 500-600 trang, từ những lớp đầu tiểu học. Nội dung không chi chít chữ mà ngắn gọn, minh họa dễ hiểu, bố cục các phần chia rõ ràng và có liên quan, SGK luôn đi kèm với nhiều sách bổ trợ, ví dụ như môn Science thì có thêm sách Reading & Writing, Math in Science, Activity Lab, Test Preparation, đi kèm với bản sách để học online. Sách tham khảo còn hay hơn. Với các bé nhỏ thì có sách vải, lật và gấp, phát ra âm thanh. Bé lớn thì đủ chủ đề đa dạng gì cũng có. Sách tiếng Việt các môn khoa học, xã hội, sức khỏe cho thiếu nhi phần nhiều là sách dịch, mà số lượng có hạn, chất liệu hạn chế hơn sách gốc. Sách giáo khoa, điển hình như Toán và Tiếng Việt ở tiểu học không hề có đáp án ở cuối sách, hay sách đáp án đi kèm với bộ SGK, thành ra bố mẹ muốn giúp con học thêm ở nhà cũng bó tay. Có những câu hỏi lắt léo, mà bố mẹ làm xong cũng không biết mình đúng hay sai, đành chờ ngày mai cô chữa, vậy thì làm sao con tự học được? Vì những cuốn sách kém thân thiện như thế, mà con thích học kiến thức qua sách tiếng Anh hơn, dần dần từ vựng tiếng Anh học thuật của con nhiều hơn tiếng Việt.
Quan điểm của mình, tiếng Việt giao tiếp và văn học mình vẫn cố trau dồi cho con, con có giỏi thì mới là điều kiện cần để tiếp thu văn hóa Việt. Nhưng còn học thuật mình chủ trương cho con học trực tiếp bằng tiếng Anh, từ vựng học thuật tiếng Anh nhiều hơn cũng được, không cần dịch sang tiếng Việt cũng được. Sau này con học đại học, đi làm đều cần tài liệu tham khảo chuyên môn, mà những cái này không thể học bằng sách tiếng Việt, ít và chậm cập nhật, sách dịch luôn đi sau sách gốc nhiều năm, chưa kể sách dịch chất lượng kém phản ánh sai ý đồ tác giả. Đến thế hệ của mình, mà tài liệu chuyên môn còn phải đọc trực tiếp bằng tiếng Anh, thì thế hệ của con càng phải đọc nhiều hơn nữa.”
Nguồn bài viết: Fb Mai Nguyen
>>>>>> Xem thêm bài liên quan: 
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích!
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *