Một số vấn đề cần chú ý về đấu thầu quốc tế

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu. Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua (tức là người gọi thầu) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán (tức người dự thầu) báo giá mình muốn bán sau đó người mua sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và có điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện đã nêu. Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sẵm và thi công các công trình của nhà nước, nhất là tại các nước đang phát triển.

 I. Các trường hợp phải đấu thầu quốc tế (Điều kiện đấu thầu quốc tế)

Hình thức đấu thầu quốc tế chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
– Đối với gói thầu mà không có nhà thầu trong nước nào đáp ứng các yêu cầu của gói thầu.
– Đối với các dự án sử dụng vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài có quy định trong Điều ước là phải đấu thầu quốc tế.
đấu thầu quốc tế là gì, Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, các loại đấu thầu quốc tế, gói thầu quốc tế, gói thầu đấu thầu quốc tế, đấu giá quốc tế, international tender

II. Ưu đãi đối với đấu thầu quốc tế

(Quy định tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu)
1. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn:
a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định hoặc phương pháp dựa trên kỹ thuật, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm kỹ thuật của nhà thầu vào điểm kỹ thuật của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.
2. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp:
a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá đánh giá của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.
3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

III. Ưu đãi cho các nhà thầu

Nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt Nam về xây lắp hoặc phải liên danh với nhà thầu Việt Nam, hoặc phải cam kết sử dụng thầu phụ Việt Nam, nhưng phải nêu rõ sự phân chia giữa các bên về phạm vi công việc, khối lượng và đơn giá tương ứng. Đối với các gói thầu tư vấn thuộc các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước khi có yêu cầu phải sử dụng tư vấn nước ngoài tham gia quá trình lựa chọn phải liên danh với nhà tư vấn trong nước để thực hiện.
Nhà thầu nước ngoài trúng thầu phải cam kết về khối lượng công việc cùng với đơn giá tương ứng dành cho phía Việt Nam là liên danh hoặc thầu phụ như đã nêu trona hổ sơ dự thầu. Trong khi thương tháo, hoàn thiện hợp đồng, nếu nhà thầu nước ngoài khôno thực hiện các cam kết nêu trong hồ sơ dự thầu thì kết quả đấu thầu sẽ bị huỷ bỏ.
Các nhà thầu tham gia đấu thầu tại Việt Nam phải cam kết mua sắm và sử dụng các vật tư, thiết bị phù hợp về chất lượng và giá cả, đang sản xuất, gia công hoặc hiện có tại Việt Nam.
Trong trường hợp hai hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài được đánh giá ngang nhau thì hồ sơ dự thầu có tỷ lệ công việc dành cho phía Việt Nam (là liên danh hoặc thầu phụ) cao hon sẽ được chấp nhận.
Nhà thầu trong nước tham dự đấu thầu quốc tế (đơn phương hoặc liên danh) được xét ưu tiên khi đấu thầu được đánh giá tương đương với hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài.
Trường hợp hai hồ sơ dự thầu được đánh giá ngang nhau, sẽ được ưu tiên hồ sơ có nhiều nhân công hơn.
Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định cuả pháp luật. Đối tượng ưu đãi là các nhà thầu trong nước có đủ các điều kiện tham gia đấu thầu quốc tế bao gồm:
– Doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước hoặc hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã.
– Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có vốn pháp định của bên Việt Nam trên 50%.
– Gói thầu xây lắp hoặc tư vấn trong đó công việc do nhà thẩu trong nước đảm nhận có giá trị trên 50%.
– Gói thầu cung cấp hàng hoá có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước chiếm trên 30% giá xuất xướng.

IV. Nguyên tắc đấu thầu quốc tế

Hiện nay với tình hình đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông vận tải rất sôi động, bằng các loại hình dự án cũng như nguồn tài trợ rất đa dạng từ các nước, các tổ chức khắp các châu lục mà chủ yếu là các nhà tài trợ như WB, ADB, JBIC… thì việc tuân thủ theo đấu thầu quốc tê FIDIC là một đòi hỏi tất yếu.
Việc đấu thầu quốc tế đòi hỏi phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc cạnh tranh với điêu kiện ngang nhau
Mỗi một cuộc đấu thầu đều phải thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Đicu kiện đặt ra với các ứng thầu và những thông tin cung cấp cho họ phải ngang bằng nhau, nhất thiết không có sự phàn biệt đối xử.
2. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ
Các nhà thầu phải được nhận đầy đủ tài liệu đấu thầu dối với các thông tin chi tiết rõ ràng có hệ thống về quy mô, quy cách, yêu cầu chất lượng hay hàng hoá dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện. Có nghĩa là bên mời thầu phải nghiên cứu cân nhắc tính toán rất thấu đáo để tiên liệu thật kỹ và chắc chắn về mọi yếu tố có liên quan.
3. Nguyên tắc đánh giá công bằng
Các hồ sơ đấu thầu phải được đánh giá một cách công bằng, không thiên vị, theo một chuẩn mực và được đánh giá bằng một Hội đồng xét thầu có đủ năng lực, phẩm chất. Lý do dể dược chọn thầu hay bị loại phải được giải thích dầy đủ, tránh ngờ vực.
4. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh
Các nghĩa vụ, quyển lợi của các bên liên quan được đề cập và chi tiết hoá trong hợp dồng, mà phạm vi, trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc đều được phân định rạch ròi dể không một sai sót nào không có người chịu trách nhiệm. Mỗi bẽn liên quan đều phái biết rõ mình chịu những hậu quả gì nếu có sơ suất mà do đó mỗi bên phải chịu trách nhiệm tối đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro.
5 Nguyên tắc ba chủ thể
Thực hiện dự án theo thể thức đấu thầu quốc tế luôn có sự hiện diện của ba chủ thể: bên mời thầu, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Trong đó kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố đám báo cho hợp đồng được thực hiện nghiêm túc đến từng chi tiết. Mọi sự bất cập về kv thuật hoặc về tiến độ đều được phát hiện kịp thời, những biện pháp điều chỉnh thích hợp được đưa ra đúng lúc. Đồng thời kỹ sư tư vấn cũng là nhân tố hạn chế tối đa những mưu toan thông đồng, thoả hiệp hoặc châm chước gây thiệt hại cho những người chủ dích thực cúa dự án.
6. Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành, bảo hiểm thích đáng
Sự luân thú các nguyên tắc nói trên kích thích các nỗ lực nghiêm túc của mỗi bên và thúc dấy sự hợp tác giữa các bên nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu ve chãi lượng, tiến độ, tài chính của dự án và do đó, nó đảm bảo lợi ích chính đáng cho cà bén mòi thầu và nhà thầu, góp phần tiết kiệm nguồn lực xã hội. Đối với các nhà thầu, đàu thầu chính là cách hữu hiệu để nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng tích luỹ được kinh nghiệm và tăng cường năng lực cạnh tranh. Đây chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn và tinh tế giữa các yếu tô’ pháp lý, kỹ thuật, tài chính với các nguyên lý của khoa học tổ chức.

V. Các hình thức đấu thầu quốc tế

Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) có trụ sở đặt tại Thuỵ Sĩ đã soạn thảo Bộ tài liệu đấu thầu quốc tế. Bộ tài liệu này đến nay vẫn là cẩm nang cho người làm công tác liên quan đến xây dựng, tư vấn đầu tư, các ngân hàng quốc tế… đến người cung cấp vật tư thiết bị thi công công trình và tư vấn xây dựng.
Có hai loại đấu thầu quốc tế, đó là:
– Đấu thầu mua sắm thiết bị để lắp đặt.
– Đấu thầu xây dựng công trình, bao gồm cả đấu thầu khảo sát, đấu thầu lắp đặt thiết bị, đấu thầu thi công xây lắp công trình.
Về thể thức và trình tự của hai loại đấu thầu trên là giống nhau. Ở đây trình bày phần đấu thầu xây dựng công trình bao gồm các hình thức sau đày:
1. Đấu thầu rộng rãi
Là việc mời thầu được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin dại chứng như vô tuyến, đài, báo… nhằm đảm bảo cho các nhà thầu đều biết tin để tham dự. Việc xét thầu sẽ được công khai với sự có mặt của các nhà thầu, ai có giá dự thầu thấp nhất sẽ trúng thầu. Hình thức này thường được áp dụng đối với các công trình không có yêu cầu dặc biệt về mặt kỹ thuật hoặc những công trình không liên quan tới an ninh quốc phòng.
2. Đấu thầu hạn chế
Loại hình này chỉ thu hút được một số nhà thầu nhất định, đó là những nhà thầu có khá năng đáp ứng về công nghệ tài chính, do Bên mời thầu mời đích danh các nhà thầu tham gia. Hình thức này chỉ áp dụng đối với những công trình có quy mô, yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp mà chỉ có một số nhà thầu chuyên ngành mới có thể đáp ứng được.
3. Đấu thấu theo chỉ số
Việc đấu thầu có thể tiến hành giống đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Hình thức này áp dụng với các công trình đã và đang xây dựng. Các nhà thầu được xét theo báng điểm giá dự thầu cho từng chỉ tiêu về kỹ thuật và mỹ thuật. Nhà thầu có chỉ số diêm nhó nhất sẽ trúng thầu. Việc xét công nhận này được tiến hành công khai.
4. Gọi thầu rộng rãi
Loại hình này được áp dụng rộng đối với các công trình có giá trị lớn, bắt buộc phải gọi thầu theo quy định hoặc những công trình đấu thầu không thành cồng. Việc thông báo mòi thầu như đấu thầu rộmg rãi. Xét thầu không công khai mà căn cứ vào giá dự thầu, chuyên môn tài chính của nhà thầu. Người dự thầu có giá thấp nhất là trúng thầu mặc dù giá này có thể cao hơn giá mà Bên mời thầu đã định ra trước đó.
5. Gọi thầu hạn chế
Loại hình này áp dụng rộng rãi cho các công trình khi thời hạn không cho phép, cần giữ bí mật, đòi hỏi người dự thầu có nãng lực về tài chính và chuyên môn. Việc mời thầu và xét thầu không công khai.
6. Hợp đồng tương thuận trực tiếp
Hình thức này được sử dụng rộng trong trường hợp yêu cầu công trình cần giữ bí mật. Việc hợp đồng được coi là đúng, hợp lệ nếu tuân thủ theo các điều kiện sau:
– Chấp nhận giá.
– Chấp nhận thực hiện hợp đồng theo hồ sơ kỹ thuật.
– Chấp nhận sự quản lý kiểm tra của bên mời thầu.
Một số vấn đề cần chú ý khác:
1. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
Tiếng anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh
2. Đồng tiền sử dụng trong đấu thầu quốc tế
Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá ba đồng tiền; đối với một hạng mục công việc cụ thể thì chỉ được chào thầu bằng một đồng tiền;
Trường hợp hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu quy định nhà thầu được chào thầu bằng hai hoặc ba đồng tiền thì khi đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải quy đổi về một đồng tiền; trường hợp trong số các đồng tiền đó có đồng Việt Nam thì phải quy đổi về đồng Việt Nam. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền quy đổi, thời điểm và căn cứ xác định tỷ giá quy đổi;
Đối với chi phí trong nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu phải chào thầu bằng đồng Việt Nam;
Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu, nhà thầu được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài
3. Điều kiện tổ chức đấu thầu quốc tế
      Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây
Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;
Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;
Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *