Những điều cần biết về Thư đồng ý – Letter of Consent (LC) trong đăng ký nhãn hiệu

Những điều cần biết về Thư đồng ý – Letter of Consent (LC) trong đăng ký nhãn hiệu

Thư đồng ý (Letter of Consent) được sử dụng trong nhiều trường hợp, trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến Thư đồng ý – Letter of Consent trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu.

I. Khái niệm: 

Thư đồng ý (Letter of Consent) là tài liệu dạng văn bản được ký bởi chủ của một nhãn hiệu có trước (nhãn hiệu đối chứng) cho phép (đồng ý với việc) đăng ký và sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự được nộp đơn bởi chủ thể khác cho cùng sản phẩm/dịch vụ hoặc sản phẩm/dịch vụ tương tự.
một số điều cần biết về thế nào là Letter of Consent (thế nào là Thư đồng ý), một số quy định về hình thức và nội dung của Letter of Consent, các điều kiện để một Letter of Consent được chấp thuận (so sánh giữa các quốc gia), các rủi ro của việc xin cấp và cấp Letter of Consent, và một số con số thống kê đáng chú ý. Một số vụ việc về tranh chấp sở hữu trí tuệ (IP enforcement) sẽ được chúng tôi cập nhật trong những bài viết tiếp theo, Letter of Consent tiếng Việt là gì?  Letter of Consent là gì, Thư đồng ý là gì, thư đồng ý tiếng Anh là gì, thư chấp thuận in english, thư đồng ý in English, Letter of Consent in Vietnamese,

II. Quy định pháp lý: 

Luật nhãn hiệu nhiều nước (trong đó có Việt Nam) không có điều khoản cụ thể quy đinh cụ thể về việc sử dụng LC, nhưng trong thực tế về cơ bản chấp thuận hiệu lực của tài liệu này trong quá trình thẩm định, thẩm định lại hoặc xem xét và xử lý các khiếu nại liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu. Việc chấp nhận LC dựa trên nguyên tắc là việc đồng tồn tại nhãn hiệu xin đăng ký và nhãn hiệu đối chứng trên thị trường không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, do đó tạo cơ sở để cấp văn bằng cho nhãn hiệu xin đăng ký.

III. Quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của LC và các rủi ro liên quan:

Như đã đề cập trên đây, không phải trong mọi trường hợp LC đều được chấp thuận mà để có thể được chấp thuận, LC cần phải thỏa mãn các yêu cầu nhất định. Cụ thể như sau:

1. Những nội dung chủ yếu của LC

Đa số các nước (trừ một số ít nước như Anh Quốc) không quy định LC phải làm theo mẫu của cơ quan đăng ký nhãn hiệu, nhưng quy định LC phải có các nội dung bắt buộc như sau:
– Tên, địa chỉ của chủ nhãn hiệu đối chứng, nhãn hiệu và số (đơn, Văn bằng) của nhãn hiệu đối chứng;
– Tên, địa chỉ của chủ đơn nhãn hiệu xin đăng ký, nhãn hiệu và số đơn của đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Danh mục hàng hóa/dịch vụ được chấp thuận theo LC;
– Nội dung khẳng định việc chủ nhãn hiệu đối chứng chấp thuận cho việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu liên quan;
– Chữ ký/dấu của chủ nhãn hiệu đối chứng;

2. Dịch. Công chứng, hợp pháp hóa LC

Thông thường, nếu chủ nhãn hiệu đối chứng là cá nhân, pháp nhân nước ngoài thì LC phải được công chứng tại nước sở tại. Bản gốc LC phải được nộp cùng bản dịch sang ngôn ngữ của nước đơn được nộp. Như vậy, khi nộp đơn tại một nước để bảo hộ nhãn hiệu (do bản chất của quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ), chủ đơn cần phải làm việc với chủ nhãn hiệu đối chứng để thu thập: (i) bản công chứng LC tại nước sở tại, (ii) Bản gốc LC, và (iii) bản dịch sang ngôn ngữ của nước đơn được nộp.

3. Thời hạn nộp LC

LC phải được nộp trong thời hạn quy định. Tùy thuộc vào quy định của từng nước, thời hạn này là khác nhau. Nhiều cơ quan sở hữu trí tuệ (SHTT), trong đó có Việt Nam, cho phép một khoảng thời gian xác định – theo yêu cầu của người nộp đơn để có thể đàm phán với chủ nhãn hiệu đối chứng để có LC. Như vậy, ở Việt Nam, thời hạn nộp LC là một khoảng thời gian định trước, không phải là tùy ý và không xác định, chủ đơn cần cân nhắc khả năng và dự liệu khoảng thời gian đàm phán với chủ nhãn hiệu đối chứng, thời gian thu thập các tài liệu ở Mục 2 trên đây để đề xuất khoảng thời gian này. Trường hợp quá thời gian trên, chủ đơn có thể gia hạn thời gian nộp LC được không? Nếu được, thì tối đa được gia hạn bao nhiêu lần cũng là một vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm. 

4. Điều kiện để LC được chấp thuận

Trường hợp một nhãn hiệu xin đăng ký và nhãn hiệu đối chứng là trùng nhau hoặc quá tương tự nhau, cho cùng sản phẩm/dịch vụ, thì thẩm định viên một số nước (trong đó có Việt Nam) sẽ không chấp nhận việc đăng ký nhãn hiệu mặc dù chủ đơn đã có LC. Chỉ khi 2 nhãn hiệu không tương tự đến mức không có nguy cơ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thì LC mới được chấp nhận cho việc đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, cũng khá nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển như Anh, Mỹ vẫn chấp thuận LC cho các nhãn hiệu trùng hợp cho cùng danh mục hàng hóa/dịch vụ. Đây cũng là một đặc thù mang tính lãnh thổ (territory) của lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, liên quan đến Letter of Consent nói riêng.

5. Khả năng đạt được LC

Vì nhiều lý do khác nhau, chủ nhãn hiệu đối chứng không phải lúc nào cũng sẵn lòng ký LC nếu không nói là khá khó khan để đạt được điều này. Cụ thể là do sự cạnh tranh trong cùng một nhóm sản phẩm/dịch vụ. Ngay cả khi chủ đơn sẵn sàng trả một khoản tiền một lần hoặc hàng năm cho chủ nhãn hiệu đối chứng, họ vẫn quan ngại việc cấp LC, nếu có cùng/tương tự nhóm sản phẩm/dịch vụ do họ bảo hộ và kiểm soát chất lượng của sản phẩm/dịch vụ của mình trên bình diện rộng, tránh những việc làm chưa tốt, khó kiểm soát của bên xin chấp thuận có thể ảnh hưởng đến họ. Ví dụ, hãy hình dung nhãn hiệu Coca-Cola được cấp LC cho một tổ chức ở Nam Phi, và việc không tuân thủ về vệ sinh trong sản xuất, đóng lon…sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nhãn hiệu và doanh số của Coca-Cola toàn cầu?
Do vậy, việc xin được LC thường chỉ có thể được thực hiện dễ dàng hơn khi tồn tại sự khác nhau giữa danh mục các hàng hóa/dịch vụ, khác địa bàn tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ hoặc thành phần người tiêu dùng. Có nghĩa là sẽ dễ đạt LC khi người đăng ký và người chủ nhãn hiệu đối chứng không là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay tiềm tàng. Các trường hợp có thể cấp LC cho nhau thường là hai bên có các quyền ưu tiên tương ứng đối với nhãn hiệu tại các nước khác nhau, có những mối quan hệ xác định, hoặc cùng có lợi ( win-win ) thì họ.

6. Rủi ro trong việc đề nghi cấp và cấp LC

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc yêu cầu cấp LC cũng có thể mang lại các rủi ro. Ví dụ, việc đề nghị cấp LC có thể làm bộc lộ nhãn hiệu cho chủ nhãn hiệu đối chứng có các biện pháp phòng vệ, ngoài ra yêu cầu cấp LC cũng tạo cơ hội cho chủ các nhãn hiệu đối chứng ra giá, nhiều lúc là rất cao so với giá trị thực của nhãn hiệu đó. Đối với chủ nhãn hiệu đối chứng, thì việc cấp LC cũng có thể làm yếu tính phân biệt của nhãn hiệu cũng như làm phương hại đến uy tín của nhãn hiệu đó (như trường hợp Coca-Cola được phân tích ở Mục 5 nói trên). Điều này bên chủ nhãn hiệu đối chứng phải tính kỹ khi ký các LC.

IV. Những con số thống kê đáng chú ý

Một số thống kê về LC do WIPO thực hiện (số quốc gia thông kê: 68)

1. Số nước chấp thuận LC trong việc xem xét bảo hộ nhãn hiệu:

– Có tới gần 70% quốc gia chấp thuận: 46 quốc gia chiếm 68% (Trong đó có Úc, Trung Quốc, Nga, Anh, Mỹ, Singapore, Việt Nam …);
– 11 quốc gia không chấp thuận chiếm 16 % (Trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipin…)

2. Số nước chấp thuận LC được cấp bởi chủ nhãn hiệu đối chứng là Công ty thuộc cùng tập đoàn với Công ty nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

– 34 quốc gia chiếm 50% (Trong đó có Úc, Nga, Anh, Mỹ, Singapore, Việt Nam…);
– 24 quốc gia không chấp thuận chiếm 35 % (Trong đó có Trung Quốc).

3. Số nước chấp thuận LC ngay cả 2 nhãn hiệu trùng nhau cho cùng sản phẩm & dịch vụ trùng

– 29 quốc gia chiếm 43% (Trong đó có Úc, Anh, Mỹ, Singapore…);
– 33 quốc gia không chấp thuận chiếm 49% (Trong đó có Trung Quốc, Việt Nam…)
 Như vậy, Anh – Mỹ – Singapore được biết đến như các nước chấp thuận LC khá phổ biến.

4. Nếu người thứ 3 nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tương tự với một nhãn hiệu đã được cấp nhờ LC thì người nộp đơn cần có LC của tất cả chủ các nhãn hiệu đối chứng.

– 35 quốc gia chiếm 52 % (Trong đó có Úc, Trung Quốc, Nga, Anh, Mỹ, Singapore, Việt Nam…)

5. Yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ trong LC:

i) Nội dung bắt buộc phải có:30 quốc gia (chiếm 45%) trong đó có: Úc, Nga, Mỹ, Singapore, Việt Nam …
ii) Theo mẫu quy định của Cơ quan patent: 6 quốc gia (9%, trong đó có Anh)

6. Có sự hạn chế khi chuyển nhượng nhãn hiệu được cấp dựa trên LC

– 8 quốc gia (12%) (Trong đó có Việt Nam);
– Không có sự hạn chế 44 quốc gia (66%, Úc, Nga, Mỹ, Singapore…)

7. Phải trình copy của LC khi gia hạn hiệu lực của nhãn hiệu được cấp dựa trên LC.

– 2 quốc gia (3%, Etiôpia, SaoTome & Principé)
– Không phải trình copy: 51 quốc gia (76%, Úc, Nga, Anh, Mỹ, Singapore, Việt Nam …)
Trên đây là một số điều cần biết về thế nào là Letter of Consent (thế nào là Thư đồng ý), một số quy định về hình thức và nội dung của Letter of Consent, các điều kiện để một Letter of Consent được chấp thuận (so sánh giữa các quốc gia), các rủi ro của việc xin cấp và cấp Letter of Consent, và một số con số thống kê đáng chú ý. Một số vụ việc về tranh chấp sở hữu trí tuệ (IP enforcement) sẽ được chúng tôi cập nhật trong những bài viết tiếp theo.
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *