Bảo lãnh ngân hàng là gì? Một số loại bảo lãnh ngân hàng chủ yếu

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Thuật ngữ bảo lãnh không còn xa lạ gì với những người làm công tác pháp chế hay tư vấn pháp lý, thế nhưng để hiểu cặn kẽ về bảo lãnh bảo hành, các hình thức bảo lãnh và áp dụng đúng cho từng trường hợp không phải lúc nào cũng giản đơn.
Trong phạm vi bài viết này, hãy tiếp cận những vấn đề cơ bản nhưng quan trọng, nền tảng liên quan đến bảo lãnh ngân hàng.

Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015, tại Điều 3. Giải thích từ ngữ, định nghĩa:  Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

Xem thêm:
                              Mẫu bảo lãnh hợp đồng – Giấy bảo đảm
                              Mẫu bảo lãnh hợp đồng – Bảo lãnh theo nhu cầu
                              Mẫu thư bảo lãnh bảo hành song ngữ.
                              Mẫu bảo lãnh thầu – Hợp đồng FIDIC
                              Mẫu bảo lãnh của Công ty mẹ – song ngữ (Hợp đồng FIDIC)

 Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng (cấp tín dụng), theo đó bằng uy tín và tiềm lực tài chính của mình, và được đảm bảo bởi nhà nước và pháp luật, Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm cam kết với bên giao dịch với họ (thường là không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nào đó, có thể là bảo hành, thanh toán, hay nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước

Như vậy, mô tả một cách dễ hình dung hơn, và diễn giải theo ngôn ngữ “bớt mang tính pháp lý” hơn, thì Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng (cấp tín dụng), theo đó bằng uy tín và tiềm lực tài chính của mình, và được đảm bảo bởi nhà nước và pháp luật, Ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm cam kết với bên giao dịch với họ (thường là không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nào đó, có thể là bảo hành, thanh toán, hay nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước (còn gọi là thu hồi tạm ứng đối với bên kia). Đối lại, bên được bảo lãnh phải nhận nợ, và hoàn trả cho bên bảo lãnh, đồng thời phải trả một khoản phí bảo lãnh, được tính toán dựa trên số tiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh và mức độ rủi ro có thể dẫn đến sự kiện ngân hàng phải trả tiền cho bên nhận bảo lãnh.

Để thấy rõ hơn, ta xét ví dụ sau:

Công ty A đặt mua 200 tấn thép cuộn của Công ty B thông qua việc ký kết một hợp đồng, tổng giá trị hợp đồng (GTHĐ) là 1.950.000.000 đồng (giá tham khảo tại satthep24h.net).  Việc tạm ứng, thanh toán chia thành nhiều đợt. Đợt 1 tạm ứng ngay 20% GTHĐ trong 5 ngày kể từ ngày ký hợp đồng do Công ty A đang cần gấp. 2 đợt sau căn cứ và các thời điểm thông báo giao hàng và thực tế giao hàng. Như vậy, phát sinh vấn đề là nếu Công ty B nhận 390 trđ và sau đó không thực hiện hợp đồng, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, ví dụ như giao chậm, giao thiếu hoặc không giao hàng. Khi đó, Công ty A đứng trước hang loạt rủi ro có thể nêu tên sơ bộ như: không có thép để bán cho bên thứ 3 (nếu A là công ty thương mại) theo một hợp đồng khác, và do đó đứng trước nguy cơ bị phạt vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba đó; hoặc giả A là công ty sản xuất, do B không giao, giao chậm, hay giao thiếu rõ ràng đều ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, sau đó cũng là các vi phạm hợp đồng, bởi chẳng có công ty nào sản xuất ra sản phẩm rồi chỉ để lưu kho?

Như vậy, nói kỹ hơn như thế để thấy được yêu cầu phải có biện pháp để đảm bảo B phải thực hiện đúng theo hợp đồng, tức là hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Nếu không, A sẽ có biện pháp thu hồi lại khoản tạm ứng nói trên, phạt hợp đồng bên B một khoản tiền nào đó. Và rõ rang, nếu phải tiến hành qua con đường tố tụng, thì với thực tế về giải quyết tố tụng dù qua Tòa án hay Trọng tài, thì bài toán thu hồi được phần lớn chứ chưa nói toàn bộ số tiền cần phải thu được luôn là bài toán không dễ gì giải được đối với hầu hết các doanh nghiệp. Và như vậy, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ là 2 ưu tiên hàng đầu trong tình huống này hoặc tương tự.

Đến đây ta hiểu rõ hơn vai trò, và căn nguyên tại sao phải cần có một “bảo lãnh” của ngân hàng.

Do tính đa dạng và thực tiễn đầy sinh động của hoạt động kinh tế, hang loạt loại bảo lãnh ngân hàng, tương ứng các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã được xây dựng và triển khai. Trong các bài viết sau, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích một số loại bảo lãnh, kèm theo một số Mẫu bảo lãnh tiếng Việt, hoặc song ngữ Anh-Việt. Tại bài viết này, chúng tôi đề cập sơ bộ một số loại bảo lãnh ngân hàng thường thấy và được sử dụng phổ biến của nhiều ngân hàng thương mại trong và ngoài nước:

1) Bảo lãnh vay vốn;
2) Bảo lãnh dự thầu;
3) Bảo lãnh thanh toán;
4) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
5) Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm;
6) Bảo lãnh hoàn thanh toán;
7) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước;
8) Bảo lãnh bảo hành;


9) Bảo lãnh đối ứng;
10) Bảo lãnh khoản tiền giữ lại;
11) Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng;
12) Bảo lãnh phát hành thư tín dụng nhập khẩu
13) Bảo lãnh thanh toán thuế nhập khẩu;
14) Các loại bảo lãnh khác.

Tùy thuộc vào quy mô, trình độ quản lý, sở trường và đặc thù mang tính ngành trong nhiều trường hợp mà các ngân hàng sẽ có xu hướng mạnh về hoặc tập trung vào một số loại bảo lãnh khác nhau. Đối với khách hàng, tùy thuộc quan hệ tín dụng với một vài ngân hàng nhất định, tính thường xuyên trong các giao dịch mà các khách hàng (Doanh nghiệp) thường sẽ quen thuộc với một vài loại bảo lãnh mà thôi. Cũng do đặc thù ngành ngân hàng, tính phức tạp trong quy định pháp luật và hơn thế là sự đa dạng trăm hình vạn trạng các “kiểu” tranh chấp liên quan đến bảo lãnh ngân hàng thực tế đã xảy ra, nên nhiều Doanh nghiệp, đặc biệt là các Start-up hoặc các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng nhiều phen gặp khó trong việc xử lý các rắc rối xảy ra khi phải dùng đến “bảo kiếm” bảo lãnh ngân hàng này.

Để trao đổi thêm liên quan đến bảo lãnh ngân hàng, hay cần tư vấn để hiểu rõ hơn, tiên liệu các rủi ro, các tranh chấp tiềm tàng có thể xảy ra khi có nhu cầu thực hiện các giao dịch bảo lãnh nêu trên, chúng tôi – Legal Team thuộc ikienthuc.com luôn sẵn sàng lắng nghe, trao đổi, tư vấn và hỗ trợ cho Quý bạn đọc các yêu cầu liên quan.

Legal Team – ikienthuc.com

Xem thêm:
                              Mẫu bảo lãnh hợp đồng – Giấy bảo đảm
                              Mẫu bảo lãnh hợp đồng – Bảo lãnh theo nhu cầu
                              Mẫu thư bảo lãnh bảo hành song ngữ.
                              Mẫu bảo lãnh thầu – Hợp đồng FIDIC
                              Mẫu bảo lãnh của Công ty mẹ – song ngữ (Hợp đồng FIDIC)

Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *