Chia sẻ kinh nghiệm học và thi IELTS hiệu quả – một trường hợp cụ thể

ikienthuc.com giới thiệu tới các bạn đang có ý định, hoặc đang học IELTS câu chuyện có thật của một bạn đã thành công sau 5 tháng luyện công, với giọng điệu giản dị, dễ vào nhé 🙂
Chúng ta bắt đầu!
Mình đi học ở trung tâm trong vòng 1 năm xong cảm thấy không tiến bộ mấy, 1 phần do hồi đó mình lười, và ỉ lại vào trung tâm. Sau đó mình nghỉ và tự ôn ở nhà trong 5 tháng. (từ tháng 10 đến hết tháng 2).
Chia sẻ kinh nghiệm học và thi IELTS hiệu quả, Mình đi học ở trung tâm trong vòng 1 năm xong cảm thấy không tiến bộ mấy, 1 phần do hồi đó mình lười, và ỉ lại vào trung tâm. Sau đó mình nghỉ và tự ôn ở nhà trong 5 tháng. Mình đã thành công! Còn bạn?
Bước 1: Tẩy não
– Trước đây mình đã từng bị nghiện đi sưu tầm tài liệu. Cứ ai chia sẻ cái gì hay ho là down sạch. Nút save của fb đúng là một thứ thỏa mãn cơn nghiện này. Cảm giác tải tài liệu xuống nó cứ sung sướng nhất thời, nhưng thực tế nó k làm mình tiến bộ đc.
– Cho đến khi mình đọc đc cuốn Kien Tran’s IELTS Handbook của a Kiên Trần. Và từ đó mình ngưng down tài liệu. Mình chỉ sử dụng 1 số lượng rất giới hạn tài liệu thôi. Tí mình sẽ chia sẻ ở dưới. Với cá nhân mình, cuốn Kien Tran’s IELTS Handbook ko làm mình giỏi IELTS hơn, mà nó chấn chỉnh lại cái lối học vô tổ chức trước đây của mình.

Bước 2: Học 
– Ở đây mình chia sẻ dựa trên quá trình của mình thôi nên bạn nào hỏi lộ trình học từ mấy chấm lên mấy chấm thì thú thực là mình ko biết 🙁
A. LISTENING 
– Tài liệu chính: Cam5-11, và bộ Actual Test.
– Tập ăn điểm câu dễ: nghe đuôi “s”, nghe đánh vần (mình hay nhầm giữa a,e,i,h), nghe số. (Phần này tuy dễ nhưng sai 1 letter là mất luôn 1 câu)
– Tập gạch chân keyword. Xác định từ cần điền trong chỗ trống là dạng từ j (Noun, Verb, Adj, Adv,.. vân vân). Nếu có thể đoán đc thì càng tốt (mình sẽ ghi thêm 1-2 từ mà mình đoán vào bên cạnh. Theo kinh nghiệm mình hay làm thì từ lúc đoạn băng nói “Now turn to section 1” cho đến lúc mình phải điền vào ô số 1, mình có thể gạch chân keyword đc hết 23 câu (section 1,2 và 1 ít của 3). Cho đến khi turn to section 2 thì mình cũng gần hoàn thành nhiệm vụ gạch chân keyword của cả bài rồi.
– Bạn có thể bổ trợ nghe bằng việc chép chính tả, nếu bạn còn nhiều thời gian ôn thi, và có tính kiên nhẫn cao. Đừng vội chép từ Cam ra vội, hãy chép cả những bài dễ nhưng dài (spotlightenglish.com/listen/ chẳng hạn), mình tin là ít bạn đúng đc 100%. Chép vài bài như thế, phản xạ nghe “s”, “ed” của bạn sẽ tăng đáng kể.
– Ngoài ra lúc rảnh rang, nấu cơm, đi lại trong nhà, bạn có thể nghe podcast. Cũng vui và lí thú. Ko nghe những podcast chia sẻ kinh nghiệm học IELTS (bạn đã quá mệt mỏi vì phải học IELTS cả ngày rồi), mà nghe podcast kể về cuộc sống, chuyện xã hội. Mình hay nghe Luke’s English Podcast của thầy Luke ở UK 😀 
– Tránh bẫy: đề thường paraphrase, đặc biệt càng về những section cuối. Nếu chỉ nghe keyword ko mà bỏ qua các từ xung quanh thì rất dễ dính bẫy.
B. READING
– Tài liệu chính: Cam5-11, và bộ Actual Test.
– Các bài Matching Heading, Matching information là bài khó, mình hay làm sau cùng. 
– Các bài gap fill, word choice là bài dễ, mình thường làm trước.
– T/F/NG và Y/N/NG có thể vừa dễ vừa khó, đây là nỗi sợ hãi của nhiều bạn, trong đó có cả mình 😀 Khi làm dạng này lưu ý viết đủ, ko viết tắt, và càng ko đc viết True thành Yes, False thành No 😀 
– Đầu tiên bạn đánh dấu các đoạn văn, ABCDE.. nếu bài chưa đánh dấu cho bạn.
– Làm cùng lúc 2 câu. Bạn đọc câu 1,2, tìm thông tin và trả lời cả 2 câu này. Ví dụ trong bài gap fill, câu 2 ở B2 (dòng 2 của đoạn B) thì câu 1 sẽ phải ở trước B2. Lúc nào cũng thủ sẵn trong đầu 2 câu để làm. Bạn sẽ tiết kiệm thời gian hơn nhiều cho việc đọc.
– Tránh bẫy T/F/NG: tuyệt đối không suy luận.
Ví dụ: Passage: Hơn 80.000.000 người Việt Nam nghiện thuốc lá.
Câu hỏi: Phần lớn người Việt Nam nghiện thuốc lá.
Có thể bạn suy luận là 80 triệu so với 94 triệu thì là phần lớn nên bạn chọn True. Nhưng cứ cái gì bắt bạn suy luận như vậy thì bạn cần phải cẩn thận vì có thể nó là Not Given.
C. WRITING
– Tài liệu chính: Cam 5-11, tài liệu chia sẻ miễn phí của a Ngọc Bách và a Quang Thắng. Bạn có thể lên ngocbach.com để tải về phần tài liệu này. Còn của a Quang Thắng thì mình cũng k nhớ, hình như mình tải trong group IELTS Việt. 2 anh này có phong cách viết tương đối đơn giản, giống thầy Simon. 
– Mình in giấy thi thật ra để viết, để quen với cỡ chữ và cỡ dòng, như vậy sẽ ko cần phải đếm xem đủ từ hay k mà chỉ cần đếm dòng là đc. 
– Với task 1, chia ra thành các dạng đề line, bar, pie chart, table, process (2 dạng nhân tạo và tự nhiên), map (2 dạng là single map và 2 maps trở lên). Tập trung vài ngày viết thật nhiều bài chỉ về 1 dạng đề để quen với ngôn ngữ bài đó. Kết hợp với xem bài chữa từ tài liệu. 
– Với task 2, chia ra theo topic (có khoảng 10 topic lớn). Lúc đầu khi viết bài, bên cạnh mình luôn luôn có mấy tài liệu như sau: từ vựng theo chủ đề, collocations theo chủ đề, và list các idea của thầy Simon. Trong trg hợp bạn bí ý tưởng thì có thể “ăn cắp” các idea đó. Các tài liệu vocab và collocation để bạn viết bài có academic language tốt cũng như topic vocab tốt hơn. Tập trung vài ngày viết thật nhiều bài chỉ về 1 chủ đề. Dần dần các vocab/collo đó sẽ ngấm vào đầu. 
– Làm quen với các ngôn ngữ của task 1, task 2. Task 1 thường chứa nhiều ngôn ngữ so sánh. Task 2 vận dụng nhiều câu chủ ngữ giả, modal verb…
– Có thể viết bút chì cho quen tay.
D. SPEAKING
– Cái này mình dốt nhất nên cũng k có gì để chia sẻ cả 🙁 
Mình thi speaking hôm 9/3 và chỉ ôn vài ngày từ 4/3 – 9/3, vì thời gian trc đó mình dồn sức ôn WRITING là chính.
– Tài liệu chính: Bộ dự đoán đề của quý mình thi.
– Mình học tủ, và đi thi thì trật lất chẳng chúng cái tủ nào 🙁 Vào nói theo bản năng, thậm chí còn quên luôn việc sử dụng các redundant language.
– Các bạn có thể nhóm các nhóm đề có đặc điểm chung với nhau vào, nếu vô tình trúng vào câu đó thì cứ lôi ra chém thôi.
– Ví dụ: Mình sẽ chuẩn bị trong đầu về 1 sự kiện lịch sử nào đó. Mình có thể trả lời 1 số câu hỏi sau:
+ kể về 1 sự kiện lịch sự bạn thấy thú vị.
+ kể về 1 bộ phim (bạn sẽ kể về bộ phim nói về sự kiện lịch sử đó).
+ kể về 1 bài báo trong tạp chí (tương tự)
+ .. vân vân.
Việc nhóm đề vào các nhóm khác nhau như thế nào là tùy thuộc vào các bạn.
– Sử dụng redundant language. Vừa để câu giờ mình nghĩ thêm, vừa tránh giảm điểm số về fluency. 😀 
– Bạn có thể xem các video về speaking của a Đặng Trần Tùng trên youtube. Mình thấy rất hay, dễ hiểu.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TIPS TIPS:
– Hãy ôn thật intensive, học thật chăm chỉ, bạn sẽ thấy bạn tiến bộ nhanh. Đừng học dông dài. 
– Đừng nghe trung tâm bơm vào đầu những tư tưởng như: Học cái này lâu lắm, khó lắm. Bạn có nhiều khả năng hơn bạn nghĩ đó. [Mình đã bỏ ra nhiều tiền để học rồi, tiếc lắm :(( ]
– Đăng ký đi thi để có thêm động lực. Mình đi đăng kí thi hôm 18/1. Từ hôm đó đến 4/3 mình còn 1 tháng rưỡi và mình học như gắn tên lửa :))
– Nhà mình có máy in nên mình tự in tài liệu. Mình ko bao h in cả quyển. Vì nó cho cảm giác choáng ngợp trước 1 núi tài liệu. Mình thường in các test trong Cam riêng ra, và dập ghim từng test lại. Làm xong test này thì in test tiếp theo. Cảm giác làm 1 test 10 trang A4 sẽ thoải mái dễ chịu hơn nhìn thấy 1 quyển sách dày hơn trăm trang 😀 Giải quyết vấn đề tâm lý.
– Việc chữa bài sau khi làm test khá quan trọng. Đừng chỉ tính xem mình bn điểm. Hãy xem mình sai ở đâu, lí do gì mà sai, để lần sau k mắc lại nữa. (Lần sau lại mắc lỗi khác =)) ) 
– Tối hôm trước khi thi thì mình mở phim Chung Tử Đơn lên xem =))) học lúc đấy thì thực sự là rất đau đầu. Làm gì đó cho tâm lý thoải mái là đc.
– MÌNH NHẮC LẠI LÀ CÁC BẠN HẠN CHẾ TỐI ĐA VIỆC DOWNLOAD TÀI LIỆU, SAVE CÁC POST. Cái gì thực sự cần hãy lấy. Mình đã tải về rất nhiều tài liệu nhưng mình chỉ dùng mấy cái trên đây mình nói thôi.
– Mình đăng ký thi ở BC Hà Nội, tổ chức chuyên nghiệp, tai nghe bluetooth nghe rất sướng tai 😀 (nếu bạn k nghe đc thì đừng đổ tại tai nghe rè nhé).
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích!
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *