Khi Thần Công lý Không Thực sự Bị che mắt

Khi Thần Công lý Không Thực sự Bị che mắt!When Justice Isn’t Really So Blind!

Ở ta gần đây có phong trào nghiên cứu án lệ (theo hệ thống thông luật của Anh-Mỹ), mong vận vào thực tiễn xét xử của tòa ta. Cái chính người mình muốn án xử phải nhất quán (Rules of consistency law), vì dân luật thành văn (black-letter) đen trắng chỉ có một, và sợ rằng “án ta xử thế nào cũng được”. 
gần đây có phong trào nghiên cứu án lệ (theo hệ thống thông luật của Anh-Mỹ), mong vận vào thực tiễn xét xử của tòa ta. Cái chính người mình muốn án xử phải nhất quán (Rules of consistency law), vì dân luật thành văn (black-letter) đen trắng chỉ có một, và sợ rằng "án ta xử thế nào cũng được”.

Nay tôi đọc tóm lược quan điểm của Robert M. Sapolsky, trên the New York Times (tôi thích đọc tờ này, nhật báo viết thời sự nhưng cũng rất hàn lâm. Báo chí bên mình, nhất là nhật báo nói chung, ít có tờ nào một lúc có hai đặc tính này), xem thực ra vận dụng án lệ của quan tòa Mỹ có nghĩa gì chăng.
Ai cũng mường tượng được có sự khác biệt giữa tinh thần của hiến pháp nhắm đến vẫn khác xa so với đời sống thực của nó.

Vì vậy, luôn nảy sinh trắc trở trong địa hạt tư pháp.

Nguyên tắc chung, thần công lý cần “bị Mù” (Justice Is Blind): ở nghĩa mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bị phán xét bởi sự kiện, sự thật (Facts), và các tiền lệ pháp (Legal precedents) hơn là phụ thuộc vào người bị phán xử đó là ai.
Nhiều trường luật Hoa Kỳ, có cả luật Harvard cũng dày công nghiên cứu định xem thật ra các bản án đã được quan tòa quyết định theo cung cách gì.

Họ đã tiến hành việc này như thế nào?

Họ chọn 32 thẩm phán (TP) liên bang cùng tham dự 1 diễn đàn chung. Các TP được đề nghị ban hành một phán quyết trên cơ sở vận dụng luận thuyết buộc tội hình sự (a hypothetical criminal conviction). Họ chọn 1 vụ thị phạm liên quan 01 bị cáo từng bị truy tố ra hội đồng thẩm phán liên quốc gia (inter-national tribunal) vì phạm tội ác chiến tranh (Bosnia thập niên 1990). Bị cáo, nguyên là quân nhân chỉ huy một nhóm quân, bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, nhưng bản thân không biết vụ việc. Ông này bị kết án vì vai trò gián tiếp liên can (indirect involvement) vào tội của nhóm phiến quân. Ông kháng án.
Để thực nghiệm, họ chia ½ số số thẩm phán trên cho đọc các án lệ trước khi mở phiên tòa. Đây là nhóm án lệ theo hướng không thể kết án một người vì vai trò gián tiếp của họ trong một vụ án. Ngược lại, ½ số TP còn lại sẽ được đọc các án lệ dẫn chiếu đến cho phép buộc tội ngay cả đối với hành vi liên can gián tiếp.
Họ cung cấp thêm dữ liệu cho nhóm TP thứ nhất: rằng bị cáo là kẻ khó dung tha, một người Serb cực đoan, không biết hối cải, đã tàn sát hung bạo người Serbia. Ngược với nhóm TP còn lại, họ cho dữ liệu BC là 01 người Croatia, biết hối cải, xứng được tha thứ và hiện đang làm việc cho một tổ chức hòa giải dân tộc. Dữ kiện như vậy được ghi chú trong các tài liệu cung cấp cho 02 nhóm thẩm phán.
Mỗi thẩm phán đọc vụ việc, và quyết định có buộc tội (up-hold) hay không, và phải lý giải quyết định của mình trong phán quyết. Đồng thời, một nhóm gồm 102 giáo sư luật đưa ra dự đoán xem kết quả phán quyết sẽ như thế nào: Chỉ có 13% nghĩ rằng các đặc điểm cá nhân của bị cáo sẽ làm cơ sở chính cho quyết định của các quan tòa.
Một cách tự nhiên, kết quả sau cùng lại có sự khác biệt. Trong khi 87% số quan tòa đều tuyên có tội đối với bị cáo người Serbia, không phụ thuộc vào họ đã đọc án lệ gì trước đó, chỉ có 41% quyết định phạm tội cho bị cáo Croatia. Nói một cách khác, các phán quyết này được quyết định dựa trên đặc điểm nhân thân của bị cáo hơn là vận dụng từ các án lệ.
Thú vị hơn, các quan tòa giải thích rằng họ có đọc và vận dụng án lệ, tiền lệ, nhưng chỉ là một vế, mà vế cuối và quan trọng nhất đối với họ là bị cáo hình hài, cá nhân thể ra sao xuất hiện trong phiên xử của họ?
Không có sự trích dẫn nào về án lệ để hỗ trợ cho quyết định của TP. Một số vận dụng án lệ chỉ để khi cần luận về luật hoặc một vấn đề chính sách nào đó. Chỉ có 1 quan tòa có ghi chú rằng ai là bị cáo không liên quan đến việc ra quyết định của ông này.
Như vậy, vận dụng án lệ khi lập phán quyết là không đáng kể. Đặc điểm cá nhân, cá biệt của bị cáo mới là tất cả đối với quyết định của quan tòa. Mặc dù, không phải quan tòa nào cũng ý thức được hay sẵn lòng thừa nhận sự thật này.

Họ cũng thống kê hiện tượng này không phải là cá biệt chỉ trong hệ thống tư pháp Mỹ. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng các nhà khoa học chỉ tin vào những dữ liệu, dữ kiện có tính chất ủng hộ quan điểm riêng của họ. Thầy giáo thường đánh giá học lực của học sinh trong lớp của mình dựa trên chỉ số thông minh (IQ), mà thầy đã được thông báo là sinh viên đó có. Các nguyên cứu tâm lý, thần kinh học cũng chứng minh con người có xu hướng ra quyết định dựa trên cảm xúc của mình và, sau đó chuyển thể, lý giải quyết định của mình khi đạt được một cảm nhận hoàn hảo nào đó (perfect sense).
Và rằng, có hay không việc trong xã hội ngày nay, con người được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản chỉ để làm việc dựa trên lý đoán, hay thực ra phàm là con người, chúng ta đều rơi vào một vùng mênh mông bị chia cách: bao gồm một bên là ý tưởng, lý tưởng và bên còn lại cố hữu là điểm mềm yếu, xu hướng quyết định mọi việc dựa trên cảm tính người.
Tóm lại, án lệ không hẳn là cứu cánh cho 1 nền tư pháp công minh, hay thần công lý cũng hổng thực sự bị che mắt để kỳ vọng có một phán quyết sáng suốt.

Nguồn: Luật sư Châu Huy Quang– Luật sư điều hành Rajah & Tann LCT Lawyers.

Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *