Nghĩa vụ bảo mật thông tin của Luật sư với Thân chủ

QUYỀN ƯU TIÊN VỀ NGHĨA VỤ BẢO MẬT THÔNG TIN CỦA LUẬT SƯ VỚI THÂN CHỦ – PHẢI HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
LTS: Hiện vấn đề “luật sư tố giác thân chủ” đang “nóng” trên nhiều diễn đàn, báo chí, mình cũng xin có một chút ít kiến cá nhân.

Hiện vấn đề “luật sư tố giác thân chủ” đang “nóng” trên nhiều diễn đàn, báo chí, mình cũng xin có một chút ít kiến cá nhân
Theo mình, mối quan hệ giữa thân chủ – luật sư được thể hiện qua 03 giai đoạn sau đây:
Ở giai đoạn một, người khách hàng (lúc này chưa phải là thân chủ của luật sư vì chưa ký hợp đồng dịch vụ với luật sư) đến gặp luật sư để trình bày về NỘI DUNG VỤ VIỆC, và mong muốn được luật sư giúp đỡ pháp lý (đại diện ủy quyền,bảo vệ quyền lợi, tư vấn…) thông qua việc ký kết một hợp đồng dịch vụ với luật sư (giai đoạn “tiền hợp đồng”).
Giai đoạn hai, khách hàng đã ký hợp đồng dịch vụ với luật sư, và thực sự trở thành thân chủ của luật sư. Trong giai đoạn này (thường là theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ, bao gồm 1 thời hạn xác định, hay là cho đến kết thúc vụ việc), luật sư phải có nghĩa vụ bảo vệ thân chủ của họ theo phạm vi hợp đồng và quy định pháp luật, phù hợp với đạo đức hành nghề luật sư (giai đoạn “hợp đồng”).
Giai đoạn ba này là giai đoạn “hậu hợp đồng”, là mối quan hệ giữa thân chủ và luật sư sau khi hợp đồng dịch vụ đã được thanh lý.
NỘI DUNG VỤ VIỆC của thân chủ, mà mình đã cố ý viết hoa ở trên, thường là vụ việc mà thân chủ sẽ nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý, và nó có thể xảy ra trong các trường hợp sau đây:
– Nó là vấn đề pháp lý mà thân chủ SẼ gặp phải (sẽ thực hiện, sẽ xảy ra), và vì vậy, thân chủ mong muốn sẽ được luật sư giúp đỡ.
– Nó là vấn đề pháp lý mà thân chủ ĐANG gặp phải (đang thực hiện, đang xảy ra), và mong muốn nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý.
– Nó là vấn đề pháp lý mà thân chủ ĐÃ gặp phải (đã thực hiện, đã xảy ra), và mong muốn nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý.
Nội dung vụ việc cũng có thể là những việc “ngoài lề”, nằm ngoài hợp đồng dịch vụ pháp lý mà thân chủ kể cho luật sư nghe, hoặc là luật sư tự nhận biết được thông qua các thông tin, hồ sơ của thân chủ, và thân chủ SẼ THỰC HIỆN, ĐANG THỰC HIỆN, hoặc ĐÃ THỰC HIỆN.
Theo quy tắc chuẩn mực đạo đức hành nghề luật sư ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển, thì quy tắt chuẩn mực đạo đức hành nghề luật sư buộc luật sư phải có nghĩa vụ đảm bảo bí mật thông tin cho thân chủ (duty of confidentiality) trong cả 03 giai đoạn nêu trên,và cả đối với 02 diện nội dung vụ việc mình đã nêu trên. Đây là nghĩa vụ được rành buộc theo tiêu chuẩn đạo đức xã hội, và không nên được giới hạn bằng bất cứ văn bản pháp quy nào. Nghĩa vụ này của luật sư nên được hiểu trong phạm trù đạo đức, nó nhằm để duy trì và bảo vệ công lý, bảo vệ các giá trị lợi ích chung của xã hội, dưới góc độ là bên gỡ tội. Việc này cũng giống như là việc một cha Đạo tuân theo các quy tắc của Giáo hội, sẽ không tiết lộ của con tin đến xưng tội cho bất cứ ai khác biết. Nghĩa vụ này nó cũng gần giống như việc cha mẹ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm do không tố giác hành vi phạm tội của con cái, và đã được pháp luật thừa nhận. Thử nghĩ, nếu ông Cha Đạo đi kể “bô bô” các tội lỗi của con chiên đến xưng tội với mình, thì đố có con chiên nào dám đến xưng tội với ông Cha Đạo đó nữa; và như vậy, là các quy tắc tôn giáo sẽ bị phá hủy, sự tồn tại của Giáo hội sẽ không còn ý nghĩa nữa, sẽ tự sụp đổ, tan rã mà thôi.
Dựa trên nghĩa vụ này, luật sư được trao sự ưu tiên so với các công dân bình thường khác trong việc giữ bí mật về nội dung vụ việc của người thân chủ, có nghĩa là luật sư có quyền từ chối, không tiết lộ cho bất cứ ai, kể cả các cơ quan tố tụng về thông tin, nội dung vụ việc của thân chủ của họ (lawyer – client privilege) trong tất cả 03 giai đoạn, và đối với 02 diện nội dung vụ việc của thân chủ.
Mặc dù vậy, quyền ưu tiên và nghĩa vụ bảo mật thông tin cho thân chủ của luật sư, theo luật Mỹ và của nhiều nước khác, vẫn có bị giới hạn trong một số trường hợp cụ thể, đó là những trường hợp nếu xảy ra, SẼ gây hậu quả vô cùng to lớn cho xã hội như hành vi khủng bố, … mà luật sư có thể nhận biết được thông qua những sự kiện, yêu tố, thông tin do thân chủ cung cấp hay do luật sư tự biết được, và có lý do chính đáng để tin rằng việc đó nhiều khả năng sẽ xảy ra (beyond the reasonable doubt). Trong những trường hợp như thế này, lợi ích chung của xã hội sẽ được ưu tiên cao hơn là nghĩa vụ bảo mật thông tin của luật sư, và như vậy, trong thứ tự ưu tin này, phải được hiểu là luật pháp yêu cầu luật sư phải cung cấp ngay các thông tin này cho những cơ quan có thẩm quyền, nhằm mục đích để ngăn chặn hậu quả tồi tệ xảy ra cho xã hội, chứ luật pháp không buộc luật sư cung cấp thông tin nhằm mục đích để tố giác thân chủ.
Trong những trường hợp đặc biệt này, dưới góc độ Lợi Ích Chung của Xã Hội, thì có thể nhận thấy luật sư chỉ có thể được tiết lộ thông tin của thân chủ cho cơ quan có thẩm quyền NHẰM MỤC ĐÍCH là ngăn chặng hậu quả khủng khiếp xả ra cho xã hội, và KHÔNG NÊN được hiểu là nhằm để tố giác thân chủ. Những trường hợp đặc biệt này thường được xảy ra trong các giai đoạn “tiền hợp đồng” và giai đoạn “hợp đồng”, và bao gồm tất cả 02 diện nội dung vụ việc của khách hàng. Còn trong giai đoạn “hậu hợp đồng”, khi mà vụ việc đã xảy ra, hậu quả đã xảy ra, thì việc luật sư cung cấp thông tin của thân chủ cho cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn hậu quả xả ra cho xã hội sẽ không còn ý nghĩa nữa!
Như vậy, có thể thấy các nhà làm luật vẫn đang trong vòng tranh cãi nảy lửa về việc “luật sư có nêu tố giác thân chủ hay không theo như dự thảo BLTTHS sửa đổi”, vì họ đã có nhầm lẫn và chưa làm sáng tỏ được các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, họ đang “đánh đồng” vấn đề an ninh quốc gia với lợi ích chung của xã hội. Thực tế, theo BLHS hiện hành, thì rất nhiều hành vi có thể được quy cho là “gây mất an ninh quốc gia”, nhưng thực tế, các hành vi này là vì lợi ích chung của xã hội, mà “hậu quả” do các hành vi này gây ra cho xã hội, sẽ thật sự giúp xã hội phát triển bền vững, tốt đẹp hơn. Như vậy, có thể thấy, chỉ khi nào vấn đề an ninh quốc gia phải lấy lợi ích chung của xã hội làm đầu, thì lúc đó mới có thể “đồng nhất” 02 khái niệm này, và vì vậy, luật sư phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn hậu quả tồi tệ xảy ra cho xã hội. Ở góc độ này, chỉ có thể với dấu hiệu của tội danh “khủng bố” của thân chủ, thì luật sư mới có trách nhiệm cũng cấp thông tin.
Thứ hai, dưới góc độ là ngăn chặn hậu quả tồi tệ sẽ xảy ra cho xã hội, thì vấn đề “thời điểm phạm tội” rất quan trọng. Bởi vậy, họ chưa làm rõ được trong những giai đoạn nào trong 03 giai đoạn nêu trên, thì luật sư mới phải có trách nhiệm cung cấp thông tin. Rõ ràng, chỉ với những vụ việc của thân chủ trong 03 giai đoạn, mà hậu quả chưa xảy ra, thì lúc đó, việc luật sư cung cấp thông tin mới có ý nghĩa trong việc giúp ngăn chặn hậu quả xả ra cho xã hội; còn nếu hậu quả đã xảy ra rồi, thì việc cung cấp thông tin đâu còn ý nghĩa gì nữa.
Rò ràng, thiết nghĩ là thân chủ, họa chăng có điên mới đi kể cho luật sư nghe và nhờ luật sư giúp bảo vệ pháp lý khi mà họ chỉ mới có âm mưu, lập kế hoạch khủng bố, phá hoại an ninh quốc gia, hoặc là đang trong quá trình tiến hành khủng bố, phá hoại an ninh quốc gia. Chỉ khi nào họ đã tiến hành khủng bố xong, và bị phát giác, bắt giữ, thì lúc đó họ mới đi nhờ luật sư. Lúc đó thì hậu quả cho xã hội đã xảy ra rồi, và như vậy, việc tố giác thân chủ cũng đâu còn ý nghĩa gì nữa.
Theo như những gì đang diễn ra, thì mình hiểu là các nhà làm luật Việt Nam mong muốn là luật sư phải cung cấp thông tin của thân chủ đối với những tội liên quan đến an ninh quốc gia mà thân chủ ĐÃ thực hiện, nhằm giúp đỡ cho các cơ quan tiếnh hành tố tụng bắt thân chủ “về quy án”. Điều này là trái với đạo đức nghề nghiệp của luật sư, với thiên chức gỡ tội của luật sư, nên bỏ ngay, không cần phải bài cãi làm gì thêm nữa!
Thứ ba, các nhà làm luật đang nhằm lẫn giữa các mục đích trong việc luật sư cung cấp thông tin về khách hàng cho cơ quan có thẩm quyền. Họ đánh đồng mục đích Bảo Vệ Lợi Ích Chung của Xã Hội với mục đích Tố Giác Tội Phạm (phản lại thân chủ). Mục đích Bảo Vệ Lợi Ích Chung của Xã Hội được đặt ở vị trí cao hơn các mục đích khác như mục đích Tố Giác Tội Phạm, hay mục đích Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia. Chỉ khi nào quốc gia thật sự của dân, do dân,và vì dân, thì lúc đó mục đích Bảo Vệ An Ninh Quốc Gia mới có thể đồng nhất với mục đích Bảo Vệ Lợi Ích Chung của Xã Hội.
Như vậy, để giải được ‘bài toán”này, các nhà làm luật cần phải xác định cụ thể các vấn đề sau:
– Những tội danh cụ thể nào của thân chủ mà luật sư phải cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn hậu quả tồi tệ SẼ xảy ra cho xã hội (ở đây đề xuất cụ thể là tội danh khủng bố).
– Trong những trường hợp cụ thể nào (giai đoạn cụ thể nào), thì luật sư phải có trách nhiệm cung cấp thông tin (dựa trên sự nghi ngờ có cơ sở – beyond the reasonable doubt).
– Phải phân biệt rõ hành vi cung cấp thông tin để ngăn chặn hậu quả xảy ra cho xã hội với việc tố giác thân chủ.
Phải phân biệt rõ vân đề mục đích chung của xã hội so với với đề an ninh quốc gia.
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích!
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *