Đơn vị Hành chính – kinh tế đặc biệt là 1 bộ phận của Chính quyền địa phương mà thẩm quyền trình Quốc hội thành lập thuộc Chính phủ, trên cơ lấy ý kiến của Nhân dân. Các quy định này thể chế bằng Hiến pháp 2013 như sau: Khoản 9 – Điều 70; Khoản 4 – Điều 96; Khoản 1 – Điều 110; Khoản 2 Điều 111 (cụ thể ở phần cuối bài viết).
Sự cần thiết phải thành lập Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở chỗ Nhà nước quản lý xã hội thể chế bằng pháp luật. Nếu nhìn nhận Xã hội là 1 khoa học thực sự thì buộc lòng phải có 1 mẫu để thử và qua các lần thử mẫu đưa đến kết quả tốt thì mẫu thử xã hội mới đưa đến việc triển khai trên diện rộng. Tức là tương đương như khoa học tự nhiên, triển khai từ quy mô nhỏ phòng thí nghiệm, tới ứng dụng đưa vào thực tiễn trên diện rộng. Các Đặc khu kinh tế của Trung Quốc cũng chính là các mẫu thử mô hình xã hội để triển khai nền kinh tế thị trường thời Đặng Tiểu Bình.
Sự cần thiết phải thành lập Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở chỗ Nhà nước quản lý xã hội thể chế bằng pháp luật. Nếu nhìn nhận Xã hội là 1 khoa học thực sự thì buộc lòng phải có 1 mẫu để thử và qua các lần thử mẫu đưa đến kết quả tốt thì mẫu thử xã hội mới đưa đến việc triển khai trên diện rộng. Tức là tương đương như khoa học tự nhiên, triển khai từ quy mô nhỏ phòng thí nghiệm, tới ứng dụng đưa vào thực tiễn trên diện rộng. Các Đặc khu kinh tế của Trung Quốc cũng chính là các mẫu thử mô hình xã hội để triển khai nền kinh tế thị trường thời Đặng Tiểu Bình.
Về lý thuyết kinh tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc sở hữu một số tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc Mô hình Keynes. Tức là nhà nước thực hiện đầu tư bằng chi tiêu của chính phủ để đảm bảo an sinh xã hội. Việc Luật hóa hiện nay dẫn tới tập quyền: tức là cơ quan quyền lực Nhà nước càng cao thì quyền lực càng lớn. Đi đôi với điều này là sự phát triển chênh lệch giữa các vùng dẫn tới sự chênh lệch về “HẠN MỨC THẨM QUYỀN”. Hạn mức thẩm quyền trở thành 1 cản trở đối với sự phát triển của xã hội bởi vốn tự nhiên xã hội đã có sự phát triển chênh lệch. Cùng một việc triển khai đều đều ở địa phương nhưng vẫn phải đẩy việc lên cơ quan Nhà nước cấp trên theo quy định. Nguyên nhân chính ở các vấn đề: tập quyền, phân cấp phân quyền và sự phát triển chênh lệch tạo ra.
Đơn cử như Luật đầu tư công phân định ra dự án nhóm A, nhóm B và Nhóm C nhờ tiêu chí vốn. Nhóm A bị buộc đẩy lên thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh/thành phố sẽ có thẩm quyền ở dự án nhóm B và C. Bất cập nảy sinh tại các thành phố lớn như: Hà Nội và Hồ Chí Minh khung vốn nhóm A cảm thấy quá nhỏ so với quy mô địa phương vẫn phải trình lên Chính phủ. Do ở đây đã triển khai dự án lên đến trên 1 tỷ đô la, so với hạn mức nhóm A ≥ 2.300 tỷ đồng là tương đối nhỏ. Các quyền hành khác đẩy lên Chính phủ cũng cần thiết phải phân cấp phân quyền cho Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt! Cần thiết thể chế hóa Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt bằng Luật đơn vị hành chính đặc biệt theo Hiến pháp 2013.
Có tin đồn, Quận I – thành phố Hồ Chí Minh đã định đưa lên đề án thành phố trực thuộc thành phố (một dạng Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt). Gần đây, ông Đoàn Ngọc Hải muốn xây dựng Quận I thành 1 Singapoore thu nhỏ thì điều đầu tiên phải bắt đầu từ Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Một bộ Luật rất có tầm ảnh hưởng đối với tương lai của Việt Nam theo mô hình thử nghiệm xã hội. Các thành phố trực thuộc Trung ương chắc chắn là các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ sẽ có cơ hội hưởng cơ chế đặc thù từ bộ luật nêu trên. Xét cho cùng Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là 1 bộ Luật sẽ đòi QUYỀN của cơ quan Nhà nước cấp trên. Gửi góp ý đến Ban soạn thảo dễ nhất là góp ý đòi Một số Quyền quyết định của Chính phủ làm Quyền trao cho Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nhằm Thực hiện Khoản 3 Điều 112. Hiến pháp 2013 “Trong trường hợp cần thiết, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC GIAO THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP TRÊN với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó”.
Lưu ý rằng, Quyền theo Luật định theo Hiến pháp 2013 nên Quyền giao của Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt cũng phải nằm trong Văn bản quy phạm pháp luật là Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Tham khảo các quy định của Hiến pháp 2013 liên quan:
Điều 70.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
….
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;
Điều 96.
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
…
4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;
Điều 110.
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
…
Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Điều 111.
2. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.
Nguồn: Dự thảo luật online
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích!