Cần chuẩn bị những gì cho công việc pháp chế doanh nghiệp

Chúng ta đã tìm hiểu về
làm Pháp lý doanh nghiệp (PLDN) /Luật sư nội bộ là làm gì rồi. Bài viết này sẽ phân tích về việc là sinh
viên luật, cần học gì, chuẩn bị gì để làm tốt công việc PLDN:
pháp chế doanh nghiệp làm những gì, yêu cầu đối với pháp chế doanh nghiệp, yêu cầu đối với chuyên viên pháp chế, yêu cầu đối với trưởng bộ phận pháp chế, yêu cầu đối với luật sư nội bộ, yêu cầu đối với luật sư

1. Học gì?
a) Về kiến thức chuyên môn ngành luật:
– Học và nắm vững tất cả các ngành luật liên
quan đến doanh nghiệp: doanh nghiệp, hợp đồng (dân sự và thương mại), lao động,
đầu tư, đất đai, nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản, thuế, tài chính – kế
toán – kiểm toán, ngân hàng (các hoạt động tín dung: vay, thế chấp, bảo lãnh,
các công cụ thanh toán …), chứng khoán, sở hữu trí tuệ, bảo hiểm thương mại,
hình sự (tội xâm phạm quyền sở hữu và tội phạm về kinh tế, chức vụ), tố tụng:
dân sự, hành chính, hình sự, thi hành án, thừa phát lại …nắm cơ bản như vậy,
sau đó tùy doanh nghiệp mà nghiên cứu thêm pháp luật quy định cụ thể về ngành
nghề của doanh nghiệp đó, ví dụ: dược phẩm, xuất khẩu đồ gỗ, chế biến thủy sản,
khách sạn, nhà hàng …

– Hệ thống và nắm vững quy định pháp luật của từng
ngành luật nói trên, bao gồm các văn bản đang có hiệu lực, các văn bản đã hết
hiệu lực từ quá khứ đến hiện tại, nắm từ luật đến nghị định, thông tư, các nghị
quyết của HĐTPTANDTC …

– Tìm hiểu và nắm vững hệ thống tổ chức của cơ
quan nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bao gồm cả hệ thống tổ chức cơ
quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án … ví dụ: chức năng của Sở Tài nguyên môi
trường, của Sở quy hoạch kiến trúc, của UBND cấp huyện …

– Tìm hiểu sâu luật doanh nghiệp và thực tế để nắm
vững cơ cấu tổ chức các loại hình doanh nghiệp (vì chúng ta sẽ làm việc trong
đó, phục vụ nó, phải hiểu nó), phân bổ quyền lực, sự chi phối, kiểm soát; mở rộng
đối với mô hình nhóm công ty, tập đoàn;

b) Về kỹ năng thực hiện công việc:
– Tìm hiểu kỹ về các công việc chi tiết mà một
nhân viên pháp lý có thể phải làm theo yêu cầu thông thường trên thị trường tuyển
dụng lao động, qua đó tự mô tả cho mình cái nhìn toàn diện về công việc này;

– Tìm hiểu và nắm vững các kỹ năng soạn thảo,
đàm phán, ký kết, tổ chức thực hiện, giải quyết vướng mắc, tranh chấp hợp đồng
(vì hợp đồng là xương sống của doanh nghiệp, tất cả mọi hoạt động đều thể hiện
bằng hợp đồng, phải có kỹ năng để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của doanh nghiệp, rủi
ro từ hợp đồng có thể đẩy doanh nghiệp đi đến khó khăn, phá sản);

– Tìm hiểu và nắm bản chất các loại quy định quản
trị nội bộ và cách xây dựng, ban hành các loại quy định này một cách cụ thể,
chi tiết …

– Tìm hiểu và nắm vững kỹ năng soạn thảo tất cả
các loại văn bản có trong doanh nghiệp (công văn giao dịch với đối tác, cơ quan
nhà nước, thông báo, các loại biên bản, tờ trình, báo cáo, …);

– Tìm hiểu và nắm vững quy trình về tố tụng
trong vụ án kinh tế, nắm kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, sắp xếp hồ sơ, soạn thảo đơn
khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp đơn, tham gia các hoạt động tố tụng
(công bố chứng cứ/hòa giải), thu thập chứng cứ, áp dụng BPKCTT, …

– Tìm hiểu và nắm vững kỹ năng xây dựng, quản
lý, cập nhật và lưu trừ các hồ sơ pháp lý (hồ sơ pháp nhân, hồ sơ tài sản, hồ
sơ dự án, hồ sơ tố tụng, …);

– Biết lập các báo cáo chuyên môn, viết thư tư vấn,
lập luận cứ pháp lý bảo vệ quyền lợi cho một bên đương sự …

c) Kỹ năng ứng tìm việc, ứng tuyển, giao tiếp,
hoà nhập, xây dựng quan hệ công việc; kỹ năng xây dựng hình ảnh cho bản thân
trưởng thành, chuyên nghiệp, nhanh nhẹn; chuẩn bị sức khỏe tốt, học tập và làm
việc có kế hoạch, có mục tiêu, duy trì lối sống lành mạnh, tư duy tích cực, giữ
gìn ngọn lửa đam mê;

d) Ngoại ngữ: ít nhất phải vượt qua chuẩn Tiếng
Anh/ngoại ngữ khác theo quy định để nhận bằng đại học; giỏi hơn thì giao tiếp
được, tốt hơn nữa là sử dụng đươc Tiếng Anh chuyên ngành (ngoại ngữ quyết định
thu nhập vì thường thì làm cho công ty, đối tác nước ngoài thì lương cao hơn
các công ty, doanh nghiệp nội);

e) Kỹ năng tin học: sử dụng thành thạo word (soạn
thảo, định dạnh, hiệu chỉnh và in ấn các loại văn bản tốt, đảm bảo đẹp, chuyên
nghiệp, trang trọng), excel (tính toán, lập các bảng biểu, các phương án, báo
cáo, quản lý công việc …) và các ứng dụng khác …

f) Học cách sử dụng các thiết bị văn phòng: máy
phô tô, máy in, máy fax, máy scan, máy chụp hình, máy ghi âm, …

g) Đọc và phân tích báo cáo tài chính, các loại
báo cáo về hoạt động kinh doanh;


2. Học ở đâu?
a) Nhóm (a) mục 1: ở trường đại học, theo môn học,
trong văn bản luật, các website của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và các
loại sách chuyên khảo viết về tổ chức cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, quản trị;

b) Nhóm (b) mục 1: khóa đào tạo kỹ năng ở trường,
các khóa đào tạo ở các trung tâm, các đợt thực tập của bản thân tự thực hiện tại
Tòa án, các công ty luật/VPLS, các doanh nghiệp và các sách viết về kỹ năng
hành nghề, kỹ năng công việc;

c) Nhóm (c) mục 1: các khóa đào tạo, sách hướng
dẫn và internet;

d) Nhóm (d) mục 1: ở trường, các trung tâm/cơ sở
đào tạo ngoại ngữ, các nơi đào tạo tiếng anh chuyên ngành luật, thương mại
(phía nam có ĐHLTP.HCM, Đại học ngoại thương);

e) Nhóm (e) mục 1: ở trường, trung tâm tin học,
tài liệu hướng dẫn, quy định của nhà nước về thể thức, tải mẫu từ các website của
bộ ngành về xem, tự luyện, nhờ người có kinh nghiệm sửa;

f) Nhóm (f) mục 1: ở nơi thực tập, học việc;
g) Nhóm (g) mục 1: các khóa đào tạo ngắn hạn, học
từ người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, kế toán.

3. Nên học từ khi nào?
a) Học luật, chỉ cần học một vài môn chuyên
ngành, nếu biết khái quát, sẽ biết ngay cách tự học các môn còn lại, tự biết
nghiên cứu giáo trình, tóm lược, tìm văn bản luật, nghiên cứu văn bản luật,
phân tích tình huống, ví dụ: có thể không học lý thuyết về ngành luật thi hành
án nhưng vẫn có thể nghiên cứu quy định pháp luật về thi hành án để giải quyết
một vụ việc cụ thể.

b) Không thể xác định được khi nào là quá sớm hoặc
quá muộn. Để làm được các công việc đã nêu, 4 hoặc 5 năm đại học thật ngắn ngủi.
Hãy bắt đầu từ sớm nhất khi có thể. Kể các việc học, kiến tập, thực tập, học việc,
đi làm thêm …

c) Các việc này không hề mâu thuẫn, không hề
chèn lấn lên nhau, nên cố gắng sắp xếp cho khoa học về thời gian (vì dụ đi kiến
tập/thực tập/học việc mỗi tuần 1 buổi, vài buổi, tùy theo lịch học ở trường),
cân đối tài chính, sức khỏe, có thể sử dụng dịp hè, thậm chí kỳ nghỉ (để đọc trọn
1 cuốn sách kỹ năng nào đó). Kể cả khi tốt nghiệp rồi vẫn có thể tiếp tục hoàn
thiện các kỹ năng.

4. Lời nhắn:
– Đây là vài điều cơ bản, mong rằng có thể hỗ trợ
phần nào cho các bạn sinh viên thích công việc Pháp lý doanh nghiệp/luật sư nội
bộ trong tương lai.

– Viết bằng tấm lòng và nhận thức của bản thân,
có thể không đồng quan điểm với người khác, mọi ý kiến xây dựng luôn được chào
đón.


Anh Đỗ
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích!
Tags:

0 thoughts on “Cần chuẩn bị những gì cho công việc pháp chế doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *