Hiểu thế nào cho đúng về chiến lược và mô hình Tập đoàn?

Chiến lược tập đoàn (corporate strategy) là chiến lược của một tập đoàn đa ngành (multi-business, multi-industry). Có thể viết hàng trăm trang, vài chục trang, hay chỉ vài dòng là tùy mức độ cô đọng và nội dung cần chuyển tải; nhưng cuối cùng, phải trả lời được ít nhất mấy câu hỏi sau:
Hiểu thế nào cho đúng về mô hình và chiến lược Tập đoàn, Chiến lược tập đoàn (corporate strategy) là chiến lược của một tập đoàn đa ngành (multi-business, multi-industry), Tập đoàn nên kinh doanh trong những ngành nào, Lựa chọn cách thức thâm nhập (how to penetrate) hay từ bỏ (how to exit) các ngành như thế nào, Lựa chọn cách thức tăng trưởng (how to grow) các ngành thế nào, Cơ cấu (structure) và cơ chế (mechanism) vận hành các ngành như thế nào cho TỐI ƯU, để tạo sức mạnh CỘNG HƯỞNG cho cả tập đoàn, và hỗ trợ cho MỖI NGÀNH riêng lẻ, Cách thức xử lý các vấn đề về quản lý chiến lược (strategy), tài chính (finance), thương hiệu (brand), nhân sự (HR)… trong tập đoàn như thế nào, mô hình: tập trung (centralized), phân tán (decentralized), hay hỗn hợp (mixed), bộ nguyên tắc quản trị công ty, Corporate Governance Principles, định hướng chiến lược

1. Tập đoàn nên kinh doanh trong những ngành nào (chọn, bỏ, thu hẹp, mở rộng ngành nào); vì sao?
2. Lựa chọn cách thức thâm nhập (how to penetrate) hay từ bỏ (how to exit) các ngành như thế nào?
3. Lựa chọn cách thức tăng trưởng (how to grow) các ngành thế nào?
4. Cơ cấu (structure) và cơ chế (mechanism) vận hành các ngành như thế nào cho TỐI ƯU, để tạo sức mạnh CỘNG HƯỞNG cho cả tập đoàn, và hỗ trợ cho MỖI NGÀNH riêng lẻ?
5. Cách thức xử lý các vấn đề về quản lý chiến lược (strategy), tài chính (finance), thương hiệu (brand), nhân sự (HR)… trong tập đoàn như thế nào?…
Về mô hình tập đoàn, thông thường được phân loại theo các yếu tố:
– Cơ chế đầu tư vốn; 
– Cơ chế liên kết kinh doanh.
– Cơ chế (hay phương thức) quản lý;
Theo cơ chế đầu tư vốn, tập đòan có thể có lựa chọn một trong các mô hình: đầu tư đơn cấp, đồng cấp, đa cấp, hoặc hỗn hợp.
Theo cơ chế liên kết kinh doanh, tập đoàn có thể có các mô hình: liên kết theo chiều dọc (vertical, bao gồm forward hay backward integration), liên kết theo chiều ngang (horizontal), liên kết hỗn hợp (mixed), và đa dạng hóa (diversification).
Theo cơ chế quản lý, tập đòan có thể lựa chọn một trong các mô hình: tập trung (centralized), phân tán (decentralized), hay hỗn hợp (mixed).
Tuy nhiên, một mô hình tập đòan không chỉ dừng lại ở cấu trúc tổ chức tổng thể với các cơ chế liên kết, quản lý tổng quát như mô tả ở trên. Để xây dựng một mô hình tập đoàn hòan chỉnh, các công ty còn phải thiết kế rất nhiều cơ cấu, cơ chế, nguyên tắc quản lý, điều hành và lựa chọn cơ cấu, cơ chế, nguyên tắc tối ưu nhất cho tập đoàn.
Trong số các cơ cấu, cơ chế, nguyên tắc quản lý, điều hành quan trọng cần có cho tập đòan, có thể kể đến cơ cấu tổ chức của công ty mẹ, điều lệ công ty mẹ, BỘ NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY (CVP- Corporate Governance Principles) của tập đòan, các nguyên tắc quản lý điều hành (Management Principles) của tập đòan (trong đó nêu rõ các nguyên tắc chính về quản lý tài chính, vốn, nhân sự, thương hiệu, công nghệ, giao dịch nội bộ…), quy chế tổ chức họat động của hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty mẹ, mô tả chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban công ty mẹ …và còn nhiều tài liệu khác thể hiện mối quan hệ, tương tác (đặc biệt là cơ chế hỗ trợ, kiểm sóat) của công ty mẹ với các công ty thành viên cũng như giữa các công ty thành viên với nhau trong tập đòan…
Như vậy một mô hình tập đòan hòan chỉnh không chỉ có phần “CỨNG” là số lượng các công ty thành viên, cơ cấu góp vốn, đặc điểm họat động của mỗi công ty thành viên mà còn bao gồm phần “MỀM” là mối quan hệ tương tác giữa các công ty thành viên, sự phân chia quyền lực, bộ nguyên tắc quản trị công ty, các nguyên tắc quản lý điều hành tập đoàn… Sự thiếu chuẩn bị hoặc chuẩn bị quá sơ sài phần “mềm” này là nguyên nhân gây nên những bất cập, xung đột dẫn đến sự tan rã hoặc họat động kém hiệu quả của tập đoàn.
Không có một mô hình tập đòan tối ưu chung cho mọi nhóm công ty. Mô hình tập đòan phụ thuộc vào mục tiêu và định hướng chiến lược chung của tập đoàn, đặc điểm, tính chất, mục tiêu và chiến lược các công ty thành viên trong tập đoàn; môi trường kinh doanh và hệ thống pháp luật ở các quốc gia nơi công ty mẹ và các công ty thành viên khác họat động.
Điều oái oăm là các công ty hiện nay hầu hết xây dựng tập đoàn trong hòan cảnh CHƯA CÓ MỤC TIÊU và ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC. Nhiều công ty con được thành lập chỉ để giải quyết một vấn đề hay để hỗ trợ một họat động kinh doanh cụ thể, ngắn hạn của công ty mẹ. Cũng có trường hợp các công ty con được thành lập chỉ để cho có số lượng và thêm phần thuyết phục khi công ty mẹ muốn tự phong là tập đoàn.
Thiết kế mô hình tập đoàn một cách chuyên nghiệp, bài bản là nhu cầu có thật và bức thiết của nhiều nhóm công ty dù là đã, đang hay sẽ “tự phong” là tập đoàn. Để một tập đoàn thật sự có cả “tên” lẫn “tuổi”, việc lựa chọn một mô hình phù hợp là điều không thể bỏ sót. Một mô hình tập đoàn tối ưu sẽ tạo sức mạnh tổng hợp và cộng hưởng, giúp các công ty thành viên trong nhóm lớn mạnh thực sự, từ đó làm nên sự lớn mạnh của cả tập đoàn.
Một sự xem xét nghiêm túc mô hình của các tập đoàn hiện hữu (cả trong khu vực Nhà nước lẫn tư nhân) là điều phải làm, tuy muộn, nhưng còn hơn không…
Nguồn: Nguyễn Hữu Long – Group Phát triển doanh nghiệp Việt

Xem tiếp: Hiểu thế nào về tư duy chiến lược tại đây.

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích!
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *