Hợp đồng tổng thầu EPC – theo định nghĩa tại Wikipedia – tên đầy đủ là Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh: Engineering Procurement and Construction (nghị định 59)) là một loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.
Một hợp đồng tổng thầu EPC khác loại Hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay (LSTK). Hợp đồng loại “chìa khóa trao tay” (Turnkey), ngoài các phần thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị, thi công xây dựng công trình, nhà thầu được chọn còn cần thực hiện việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Để có thể áp dụng hình thức Hợp đồng EPC, các dự án/gói thầu cần phải có được một số các điều kiện sau đây:
– Phạm vi công việc được xác định ở mức độ chi tiết cần thiết đủ để xác lập được phạm vi của hợp đồng EPC một cách rõ ràng. Điều này là rất quan trọng do liên quan đến việc phân chia công việc và trách nhiệm phải thực hiện giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu. Trên thực tế, khi triển khai dự án/gói thầu, có những công việc rất khó được phân định một cách rõ ràng, rành mạch. ví dụ như công tác chuần bị công trường và mặt bằng xây dựng làm đường giao thông vào địa điểm xây dựng, làm hệ thống thoát nước mặt bằng, thi công các hạng mục công trình tạm… Đối với những loại công việc này cần có sự bàn bạc tỉ mỉ và thống nhất giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu đề xác định một cách linh hoạt là loại công việc nào cần được đưa vào hoặc đưa ra ngoài phạm vi cùa Hợp đồng EPC là hợp lý.
– Đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ tài liệu cần thiết để mời thầu/chỉ định thầu EPC, trong đó đặc biệt cần làm rõ về các yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư đối với dự án/gói thầu. Những yêu cầu này thường rất đa dạng: có thể là về công suất khai thác, công năng sư dụng hoặc về thời gian thực hiện hay yêu cầu về ứng vốn…Các yêu cầu này cần phải được làm rõ, định tính và định lượng để đưa vào trong nội dung Tài liệu về các yêu cầu của chủ đầu tư để làm cơ sở lập Hồ sơ mời thầu hoặc chỉ định thầu EPC trong bước tiếp theo;
– Dự án /gói thầu có yêu cầu về chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý vận hành, khai thác từ phía nhà thầu thực hiện.
Ngoài các điều kiện nêu trên, việc áp dụng hình thức Hợp đồng EPC có thể sẽ không thích hợp đối với một số trường hợp sạu đây:
– Bên Chủ đầu tư không có điều kiện để dành đủ thời gian cần thiết cho nhà thầu nghiên cứu chi tiết các yêu cầu của mình để qua đó nhà thầu có thể xác định đầy đủ phạm vi các công việc cần phải thực hiện cũng như xác định đúng đắn các khoảng chi phí cần thíêt.
– Các dự án/gói thầu có phần khối lượng công tác ngầm lớn mà nhà thầu lại không có điều kiện để thực hiện khảo sát trực tiếp tại hiện trường.
– Những dự án/gói thầu mà Chủ đầu tư muốn dành quyền kiểm soát chi tiết đối với quá trình thực hiện.
Ngoài ra, với những dự án/gói thầu mà Chủ đầu tư không chủ động được trong việc thanh toán vốn và Nhà thầu bị hạn chế về năng lực tài chính thì cũng không nên áp dụng hình thức hợp đồng này.
Xem thêm:
>> Và nhiều bài viết về Hợp đồng khác (Hợp đồng mua bán điện, Hợp đồng vận chuyển hàng hóa…).