Vai trò công tác thiết kế đối với dự án tổng thầu EPC

Dự án tổng thầu EPC là dự án mà tổng thầu ký với Chủ đầu tư theo giá trọn gói (Lump-Sum Price) và tổng thầu phải cam kết với Chủ đầu tư về các nội dung chính sau:

1. Cam kết thứ 1: 

Cam kết tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế và thiết kế cơ sở, cam kết đảm bảo nhà máy có cấu hình và công suất thiết kế (Design Condition Capacity), công suất thực (Operating Condition Capacity) đúng theo yêu cầu của thiết kế cơ sở.
Vai trò công tác thiết kế đối với dự án tổng thầu EPC, Dự án tổng thầu EPC là dự án mà tổng thầu ký với Chủ đầu tư theo giá trọn gói (Lump-Sum Price) và tổng thầu phải cam kết với Chủ đầu tư về 4 nội dung, vai trò khâu thiết kế như thế nào?

2. Cam kết thứ 2:

Cam kết về xuất xứ và chất lượng thiết bị đúng theo Hợp đồng (Contract) và tài liệu hợp đồng (Contract Documents)

3. Cam kết thứ 3:

Cam kết đảm bảo tiến độ công trình. 
Hai bên sẽ thống nhất với nhau các mốc quan trọng trong hợp đồng, thể hiện ở một Phụ lục quy định về Miles Stone cho từng bước: BD (Basic Design), DD (Detailed Design), Testing and Commissioning… và Chủ đầu tư sẽ có nhân sự chuyên trách kiểm tra đốc thúc việc thực hiện theo sát với các Miles Stone này.

4. Cam kết thứ 4:

Cam kết về bảo hành công trình. Tổng thầu phải có Bảo lãnh bảo hành, thường là 5% giá trị công trình bên cạnh việc cam kết bằng hình thức tại văn bản Hợp đồng và bằng uy tín trên thị trường.
Trong 4 cam kết trên, nếu cam kết thứ 1 và 2 mà không đạt, công trình có thể bị chủ đầu tư từ chối nghiệm thu, hoặc yêu cầu sửa chữa lại (Remedy) sẽ gây thiệt hại lớn cho tổng thầu. Còn cam kết thứ 3, nếu thực hiện chậm trễ, nhà thầu có thể bị phạt, với mức phạt có thể lên đến 10% giá trị Hợp đồng. Với quy mô các dự án thường áp dụng hình thức hợp đồng EPC, 10% là số tiền không bao giờ được coi là nhỏ.
Do vậy, từ góc độ tổng thầu, để đảm bảo đúng các cam kết trên và không bị phát sinh thêm chi phí, tổng thầu phải tổ chức tốt khâu thiết kế, thực hiện các công đoạn thiết kế đúng quy trình. Đồng thời, yêu cầu người đứng đầu bộ phận thiết kế (Engineering Manager) phải có trách nhiệm và làm bằng được việc tối ưu hóa (Optimize) các khâu thiết kế nhằm các mục đích sau:
– Giảm khối lượng vật tư và thiết bị;
– Thiết kế có quy trình thi công dễ thực hiện;
– Đưa ra các quy trình quản lý chất lượng đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical Code and Standard), và;
– Các số liệu cung cấp cho bộ phận mua sắm phải chính xác, đúng với các mốc tiến độ cấp.
Không chỉ vậy, trong quá trình thi công, phòng thiết kế còn phải cử đại diện thiết kế tại công trường để giải quyết các vướng mắc sai sót trong khâu thiết kế một cách kịp thời, nhằm đảm bảo chất lượng tiến độ và tránh lãng phí cho thời gian chờ nếu không xử lý ứng cứu được ngay.
Như vậy, vai trò của khâu thiết kế đối với dự án tổng thầu EPC phần nào đã được thấy rõ. Cần chú ý là các nhà thầu cần phải tập trung đào tạo và phát triển công tác thiết kế, trong đó thiết kế về công nghệ là trung tâm, thiết kế điều khiển, thiết kế cơ khí, hệ thống ống có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành bại, cũng như sức cạnh tranh của tổng thầu EPC.
Anh Đỗ
Tags:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *